Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
CMC Telecom bắt tay IBM cung cấp dịch vụ thuê ngoài về an ninh bảo mật
Chí Tín - 25/08/2016 15:33
 
Công ty Hạ tầng Viễn thông CMC (CMC Telecom) vừa phối hợp với Công ty IBM tổ chức “Hợp tác phát triển công nghệ thông tin và truyền thông”.
Năm 2015, CMC Telecom đã
Năm 2015, CMC Telecom đã "kết duyên" với đối tác chuyến lược TIME dotCom Berhad của Malaysia

Theo đó, IBM đã đưa ra báo cáo khảo sát nhanh cho biết trong khi 50% các CEO đồng ý rằng sự hợp tác là cần thiết để chống lại tội phạm mạng, nhưng chỉ một phần ba trong số họ sẵn sàng chia sẻ thông tin sự cố an ninh của tổ chức mình ra bên ngoài, và 68% còn lại miễn cưỡng chia sẻ thông tin chỉ khi sự cố của gây thiệt hại nhất định và truyền thông vào cuộc.

Chuyên gia IBM-CMC Telecom nhận định, hiện tại, các giải pháp bảo mật truyền thống của doanh nghiệp Việt không còn bền vững và mang lại hiệu quả an toàn nữa. Năng lực tấn công của các băng nhóm tội phạm mạng ngày càng được nâng cấp, sự thiếu hụt về nhân lực quản trị công nghệ thông tin cao cấp, sự phát triển tốc độ của điện toán đám mây, di động và IoT cùng với sự chủ quan của doanh nghiệp trước các cảnh báo bảo mật…đó chính là những lý do lớn dẫn đến những sự cố liên quan đến bảo mật thông tin của doanh nghiệp. Theo các báo cáo về an ninh bảo mật tại Việt Nam, tình trạng đánh cắp dữ liệu khách hàng và xâm nhập vào hệ thống quản trị của doanh nghiêp là mối đe dọa lớn nhất đối với uy tín và hiệu quả của các tổ chức, doanh nghiệp Việt.

Chi phí đầu tư cao cho hệ thống bảo mật luôn cần cập nhật và hạn chế về nguồn lực công nghệ thông tin cao cấp là những trở ngại lớn nhất trong việc nâng cao “sức đề kháng” cho doanh nghiệp hay xử lý các cuộc tấn công thông tin.

Do đó, các dịch vụ thuê ngoài về an ninh bảo mật ra đời nhằm hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp triển khai việc quản lý và giám sát an ninh tài sản, nghiên cứu cảnh báo trước khi xảy ra các mối đe dọa, phát hiện và khắc phục hậu quả, triển khai các giải pháp quản lý rủi ro và tuân thủ - trên cơ sở chia sẻ dịch vụ cùng lúc cho nhiều khách hàng. Tính hiệu quả về chi phí và độ an toàn về thông tin cao sẽ là nhân tố chính để thị trường Việt Nam “mở cửa” đón nhận loại hình thuê ngoài dịch vụ này.

IBM là hãng cung cấp số 1 về phần mềm và dịch vụ bảo mật doanh nghiệp tại 133 quốc gia trên thế giới (Theo nghiên cứu của Technology Business Research TBR, 2016).

Tại Việt Nam, IBM lựa chọn CMC Telecom là đối tác chiến lược đầu tiên và duy nhất sẽ cung cấp Dịch vụ Thuê ngoài về An ninh Bảo mật của IBM (Managed Security Services) tới các doanh nghiệp Việt.

Mục tiêu của CMC Telecom là cung cấp ra thị trường các giải pháp về an ninh bảo mật theo tiêu chuẩn quốc tế của IBM; như quản lý danh tính và quyền truy cập, quản lý thông tin về an ninh bảo mật và quản lý sự cố, an ninh cơ sở dữ liệu, quản lý rủi ro, quản lý thiết bị đầu cuối, chống xâm nhập…

Các dịch vụ này sẽ hỗ trợ bảo vệ doanh nghiệp khỏi nguy cơ tội phạm mạng và các rủi ro về an ninh bảo mật khác; đồng thời cũng sẽ cung cấp tới các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam những thông tin chuyên sâu về an ninh mạng và hỗ trợ các đơn vị này tiến hành các biện pháp toàn diện nhằm bảo vệ con người, dữ liệu, các ứng dụng và hạ tầng công nghệ thông tin.

Việc triển khai và quản lý các dịch vụ bảo mật mới của CMC Telecom sẽ nhận được sự hỗ trợ 24/7 của các chuyên gia và kiến trúc sư giải pháp của IBM nhằm liên tục cung cấp cho doanh nghiệp chất lượng an ninh bảo mật mang tầm quốc tế, có khả năng mở rộng theo nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp.

Ông Eric CW YEO, Tổng giám đốc IBM Việt Nam, cho biết, cả CMC Telecom và IBM đều có cùng cách tiếp cận đối với an ninh - bảo mật - đó là “phòng ngừa là trên hết”. “Thông qua việc chia sẻ các thông tin phân tích chuyên sâu và tích hợp về công nghệ, chúng tôi hướng tới việc tăng cường các chương trình về an ninh-bảo mật của khách hàng, đồng thời tạo ra một mô hình hợp tác mới trong ngành công nghệ thông tin”, ông Eric CW YEO nói.

Thời gian qua, ngày càng có nhiều các báo cáo toàn cầu về các sự cố an ninh bảo mật, do số lượng các sự cố và yêu cầu về báo cáo nghiêm ngặt đang ngày một gia tăng.

Một nghiên cứu năm 2015 của IBM và Viện nghiên cứu Ponemon cho thấy tổng chi phí trung bình của một sự cố rò rỉ dữ liệu tại 350 công ty tham gia vào nghiên cứu này đã tăng từ 3,52 triệu USD trong năm 2014 lên 3,79 triệu USD trong năm 2015.

Chi phí trung bình cho mỗi bản ghi có chứa thông tin nhạy cảm và bí mật bị mất hoặc bị đánh cắp tăng từ 145 USD/ bản ghi trong năm 2014 lên 154 USD/ bản ghi trong năm 2015.

Trung tâm nghiên cứu X-force của IBM cũng cho thấy rằng các kỹ thuật tấn công mới, như malware di động đang ngày càng thịnh hành, trong khi các kiểu tấn công "cổ điển" như DDoS và POS phần mềm độc hại tiếp tục có hiệu lực do thiếu các biện pháp ninh an toàn, bảo mật cơ bản.

Malware tăng vọt tại các quốc gia mục tiêu là biểu hiện của sự gia tăng về độ tinh vi và khả năng tổ chức các nhóm tội phạm quy mô lớn, chứ không chỉ là vài thay đổi đơn giản để cấu hình lại các tập tin.

Theo một báo cáo mới của tổ chức Allied Market Research, thị trường dịch vụ thuê ngoài về an ninh bảo mật toàn cầu dự kiến ​​đạt 29,9 tỷ USD trong năm 2020, đạt tốc độ tăng trưởng CAGR 15,8% trong giai đoạn 2014-2020.   

CMC tạo thế “kiềng 3 chân”
Hết lỗ lũy kế, Công ty cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC (CMC) đã có nền tảng tài chính ổn định hơn. Hiện mục tiêu được đại gia công nghệ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư