
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt
Là một chuyên gia trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, Giáo sư Bùi Chí Bửu, Nguyên Viện trưởng viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền nam đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất thích ứng với điều kiện thực tế hiện nay.
Giáo sư có nhận xét gì về đợt hạn mặn gay gắt nhất đang diễn ra?
Tài nguyên nước ngọt sử dụng được chỉ là một hằng số trước sự gia tăng của dân số trên thế giới, điều này dẫn đến thiếu nước ngọt là vấn đề của toàn cầu. Không chỉ có sông Mê Kông đang xảy ra tranh chấp nguồn nước ngọt mà ở hầu khắp các con sông lớn chảy qua nhiều nước. Ví dụ như sông Nile chảy qua 11 nước châu Phi, thời gian qua các quốc gia này cũng phải thường xuyên ngồi lại với nhau để giải quyết tranh chấp nguồn nước.
Giáo sư Bùi Chí Bửu |
Không phải chỉ có El Nino, La Lina gây ra thời tiết cực đoan cho sản xuất lúa gạo, mà còn nhiều biến động phức tạp khác. Số liệu của Ủy ban Mê Kông cho thấy: năm 1990 dòng sông này mang tải khoảng 160 triệu tấn phù sa bồi đắp cho châu thổ thì đến năm 2015 con số này chỉ còn một nửa. Nguyên nhân được xác định là bên cạnh nhiều đập thủy điện trên thượng nguồn, người ta đã và đang tự phá hủy các giồng cát ven biển, khai thác bừa bãi nguồn cát dưới lòng sông làm cho bờ biển cực Nam ngày càng bị xói mòn sạt lở trầm trọng, mất hàng ngàn hec ta đất mỗi năm.
Theo Cục quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong vòng 50 năm tới, diện tích bị nhiễm mặn từ một phần ngàn trở lên chiếm 64%, trong đó diện tích nhiễm với nồng độ 4 phần ngàn sẽ chiếm đến 47% diện tích khu vực ĐBSCL. Diện tích đất nhiễm mặn ở ĐBSCL biến động khoảng 600 - 700 nghìn hec ta/năm, điển hình như năm nay đã có 160.000 ha lúa bị thiệt hại vì nhiễm mặn.
Giáo sư có khuyến cáo gì cho xuất nông nghiệp trong điều kiện hết sức khó khăn như thế?
Trong điều kiện diễn biến ngày càng phức tạp của thời tiết, thiên tai chúng ta cần phải có giải pháp tổng hợp căn cơ, lâu dài.
Về giải pháp trước mắt, bố trí lại mùa vụ thu hoạch sớm để tránh mặn cuối vụ và xuống giống muộn để né mặn đầu vụ; chọn giống kháng mặn, chuyển một phần diện tích sang các loại cây trồng chịu hạn mặn tốt và sử dụng ít nước tưới như: mè, bắp, đậu nành…; thay đổi hệ thống canh tác, giảm bớt mùa vụ để tránh rủi ro và bảo vệ hệ sinh thái cho đất sản xuất.
Về giải pháp lâu dài, cơ bản vẫn là giải pháp thủy lợi trong quản lý nước ngọt, tận dụng hệ thống kênh mương chằng chịt trữ nước ngọt khi triều thấp cộng thêm kỹ thuật khôn ngoan trong sử dụng nước để phát triển sản xuất. Tăng cường quản lý rừng ngập mặn (công ước Ramsa) phải được xem là nội dung rất quan trọng để bảo vệ sự phát triển bền vững của toàn vùng.
Trong điều kiện xâm nhập mặn gay gắt, nhiều chuyên gia cho rằng “trong nguy, có cơ”, đây là cơ hội để tái cơ cấu sản xuất bằng cách chuyển một phần diện tích trồng lúa sang nuôi thủy sản nước mặn, xin Giáo sư cho biết quan điểm của mình về ý tưởng này?
Chúng ta không thể vội vàng kết luận về giải pháp nuôi trồng thủy sản nước mặn thay thế sản xuất lúa gạo mà không có nghiên cứu cẩn thận. Các nhà quy hoạch nông nghiệp phải mất rất nhiều năm để xác định khả năng phát triển bền vững một chương trình sản xuất nông nghiệp cả một vùng rộng lớn ở ĐBSCL để nuôi 90 triệu dân. Đưa nước mặn vào vùng đã quy hoạch sản xuất nước ngọt cần phải được suy nghĩ trước khi quyết định. Mặn hóa như vậy sẽ phá hủy cấu trúc vật lý đất nghiêm trọng hơn, do đó nếu chúng ta quyết định sai về điều này thì sẽ rất khó để sửa lỗi.

-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới -
Đổi tên 2 trường đại học tại TP. Hà Nội -
Quảng Ngãi kiện toàn các nhân sự chủ chốt cấp tỉnh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower