-
ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam -
Xử phạt Chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng -
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump?
Sự trở lại của khối ngoại
Nếu không tính các giao dịch đột biến với cổ phiếu Eximbank (phần lớn qua phương thức thỏa thuận), khối ngoại đã có tổng cộng 40 phiên mua ròng liên tiếp kể từ phiên giao dịch 7/11/2022 - điều chưa từng thấy trong lịch sử giao dịch của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tính chung cả năm 2022, các nhà đầu tư nước ngoài đã giải ngân ròng vào thị trường 29.238 tỷ đồng. Trước đó, nhóm này đã bán ròng 18.794 tỷ đồng trong năm 2020 và xác lập kỷ lục bán ròng tới 62.237 tỷ đồng năm 2021.
Ngay trong quý I/2022, ảnh hưởng từ xung đột Nga - Ukraine, cùng động thái nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), khối ngoại đã bán ròng hơn 6.600 tỷ đồng. Dòng tiền khối ngoại đã trở lại trong quý II/2022, nhưng phải tới đợt giảm giá sâu của thị trường chứng khoán vào tháng 11 mới thật sự kéo dòng vốn trở lại và tạo nên cú đảo chiều ngoạn mục.
Dòng tiền ngoại chuyển từ trạng thái bán ròng trong 9 tháng đầu năm sang mua ròng cả năm. Đồng thời, VN-Index cũng hồi phục sau khi chạm đáy 874 điểm ngày 16/11.
Giai đoạn trung tuần tháng 11/2022, khi dòng tiền nội vắng bóng do “sợ hãi”, khối ngoại là bên mua chiếm tới gần 30% giá trị cổ phiếu được khớp. Tỷ trọng giá trị giao dịch của khối ngoại cuối tháng 11/2022 phổ biến ở mức 14,8%, tăng mạnh so với mức 6,2% vào đầu năm 2022.
Thêm vào đó, thay vì dàn trải, dòng tiền ngoại tập trung mua/bán ở một số cổ phiếu. Tỷ trọng giao dịch khá áp đảo và quyết định đáng kể lên giá cổ phiếu nhiều phiên.
Tính từ đầu năm 2022, khối ngoại mua ròng trên nghìn tỷ đồng với 13 mã chứng khoán, nhiều nhất là cổ phiếu STB, DGC và chứng chỉ quỹ FUEVFVND. Ngược lại, các cổ phiếu vốn hóa lớn, đứng đầu là EIB (chủ yếu qua giao dịch thỏa thuận), NVL, HPG, VIC, MSN, là những cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất từ đầu năm.
Một nghiên cứu của Công ty Chứng khoán BIDV phân tích trên 50 tỷ USD nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trên thị trường chứng khoán Việt Nam cho thấy, hơn một nửa thuộc sở hữu của khối ngoại là do nhà đầu tư chiến lược nắm giữ. Nhóm này có thời gian sở hữu cổ phiếu thường dài hạn. Nhóm thứ hai là các quỹ đầu tư thường từ châu Âu, phân bổ phần lớn tài sản vào chứng khoán Việt Nam. Các nhà đầu tư này gắn bó với sự phát triển của thị trường và việc đầu tư phụ thuộc số tiền huy động được từ nhà đầu tư.
Cùng với đó, thị trường còn có nhóm quỹ đầu tư chỉ số, chiếm hơn 10% số lượng cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ, hoạt động khá linh hoạt. Cuối cùng là nhóm nhà đầu tư mua chứng khoán thông qua chứng chỉ P-notes, được xem là dòng tiền khá nóng.
Riêng trong tháng 11/2022, dòng tiền giải ngân ròng từ khối ngoại (hơn 16.000 tỷ đồng) có sự hỗ trợ đáng kể từ dòng vốn ETF đổ vào thị trường, trong đó chủ yếu từ Fubon ETF và quỹ ETF dựa trên rổ chỉ số VNDiamond.
Còn đó sức hút
Một trong những động lực kéo dòng tiền ngoại quay lại mua ròng mạnh thời gian vừa qua phải kể đến mức định giá hấp dẫn của thị trường. VN-Index đã giảm rất sâu và liên tục giữ ngôi quán quân chỉ số rơi sâu nhất thế giới.
“Quá tiêu cực” là điều được ông Michael Kokalari, kinh tế trưởng của VinaCapital nhắc đến nhiều lần trong nhận định hồi giữa tháng 11/2022 khi nói về phản ứng của nhà đầu tư và thị trường chứng khoán Việt Nam. Tác động của việc thắt chặt tín dụng với các công ty bất động sản là điều được vị chuyên gia này nhắc đến. Nhưng ông cũng nhấn mạnh, lĩnh vực này chỉ đóng góp 10% GDP Việt Nam, thấp hơn nhiều so với tỷ trọng 30% tại Trung Quốc.
Định giá của thị trường thấp hơn 2 lần so với mức trung bình 5 năm, khi VN-Index rơi về 874 điểm. Theo ông Trần Thăng Long, Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán BSC, đây là trường hợp rất ít xảy ra trong quá khứ và cũng là cơ hội cho đầu tư dài hạn, bởi tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam vẫn còn rất tốt và đang tốt hơn so với các thị trường khác ở nhiều chỉ tiêu quan trọng.
Nhanh chóng hút được dòng tiền lớn của khối ngoại, nhưng cùng với đó là lo ngại vốn ngoại sớm rút. Từ thực tế quan sát, bà Hoàng Việt Phương, Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán SSI không kỳ vọng có những sự đảo chiều quá nhanh trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang ở định giá thấp như hiện nay.
Cùng quan điểm, ông Huỳnh Minh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty Đầu tư FIDT cho rằng, vốn ngoại sẽ không nhanh đi, ít nhất cho đến khi định giá thị trường tăng rất nhanh về vùng trung bình 10 năm.
Ngoài lợi thế từ định giá, dòng vốn nước ngoài vào chứng khoán Việt Nam còn được hỗ trợ từ yếu tố vĩ mô và chính sách tiền tệ thế giới. Ở thời điểm hiện tại, bà Nguyễn Hoài Phương, điều hành Quỹ VESAF (VinaCapital) đánh giá, việc USD hạ nhiệt do tốc độ tăng lãi suất của Mỹ giảm dần, trong khi các nước khác tăng lãi suất nhanh hơn có thể kéo dòng tiền rời khỏi Mỹ và chuyển sang các nước khác, trong đó có Việt Nam.
Đồng quan điểm, Bộ phận Phân tích thuộc Công ty Chứng khoán VNDirect cho rằng, lạm phát toàn cầu và lãi suất của Mỹ khi phát đi “tín hiệu” đạt đỉnh sẽ kích thích khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm câu chuyện tăng trưởng cao từ những thị trường mới nổi hay cận biên. Ngoài ra, các cổ phiếu công nghệ “thất thế” cũng dẫn đến sự chuyển hướng đầu tư sang các hoạt động kinh doanh truyền thống - vốn là các lĩnh vực đang có ưu thế về tỷ trọng vốn hóa lớn tại thị trường chứng khoán Việt Nam.
Các chuyên gia còn kỳ vọng dòng vốn ngoại sẽ gia tăng. Các quỹ ETF khu vực Đài Loan, Thái Lan đang quan tâm đặc biệt tới thị trường Việt Nam khi nhận thấy sự tương đồng của chứng khoán Việt Nam với các thị trường này 10-20 năm trước. Từ thực tế làm việc với một số quỹ, ông Huỳnh Minh Tuấn cho biết, một số quỹ dự định huy động quỹ sau dịp Noel. Các quỹ có thể tìm thêm các nguồn tiền để tham gia mua vào, giúp danh mục hiện tại giảm bớt áp lực thua lỗ.
Là người đứng đầu quỹ PYN Elite Fund, ông Petri Deryng cũng kỳ vọng thị trường có cơ hội để tăng trưởng khả quan. Sau gần thập kỷ chuyển hướng từ Thái Lan sang đầu tư cổ phiếu Việt Nam, năm 2022, lần đầu tiên tỷ suất lợi nhuận của PYN Elite Fund âm ở mức hai con số (khoảng 28%). Tuy nhiên, 2 năm liền trước, quỹ đầu tư này đạt hiệu suất tới 31,8% (2020) và 42,7% (2021).
Nhà quản lý quỹ PYN Elite Fund đánh giá, niềm tin vào thị trường đã được cải thiện. Do đó, thay vì chịu ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý, ông kỳ vọng, VN-Index sẽ đi cùng hướng với tăng trưởng của nền kinh tế. Theo đánh giá của nhà đầu tư này, Việt Nam đứng đầu trong số các nước ASEAN về triển vọng tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng lợi nhuận của các công ty niêm yết trong vài năm tới.
Thiếu vắng sản phẩm mới
DR FUEVFVND01 - chứng chỉ lưu ký dựa trên chứng chỉ quỹ DCVFM VNDiamond ETF là một hiện tượng đáng chú ý trong năm 2022. Sản phẩm do Bualuang Securities phát hành chào bán cho các nhà đầu tư Thái Lan lần đầu vào tháng 3/2022. Quy mô vốn hóa thị trường của quỹ này hiện lớn gấp 4,84 lần thời điểm cách đây 9 tháng, xấp xỉ 3.700 tỷ đồng.
Sản phẩm DR cho phép nhà đầu tư nước ngoài không cần trực tiếp mở tài khoản tại Việt Nam, nhưng vẫn có thể đầu tư vào chứng chỉ lưu ký với tỷ lệ 1 DR chuyển đổi 1 chứng chỉ VNDiamond ETF. Các nhà đầu tư Thái Lan gián tiếp sở hữu hơn 167 triệu chứng chỉ quỹ, tương đương 20,8% tổng lượng chứng chỉ quỹ.
Giai đoạn thị trường Việt Nam rơi sâu, rổ danh mục “kim cương” gồm các cổ phiếu “cạn” room ngoại (VNDiamond) có sức hút lớn hơn tất cả các sản phẩm DR mà Bualuang Securitie cung cấp ra thị trường, thể hiện ở số lượng chứng chỉ lưu ký thêm mới vượt trội.
Tuy nhiên, đây là sản phẩm mới đến từ một công ty chứng khoán Thái Lan. Năm qua, chứng khoán Việt Nam chưa có thêm sản phẩm tài chính đón dòng vốn ngoại.
Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR) lần đầu được đề cập tại Luật Doanh nghiệp năm 2020 và được kỳ vọng sẽ là sản phẩm giúp nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần nhận về quyền lợi tài chính gắn liền với cổ phiếu trừ quyền biểu quyết. Dẫu vậy, điều cơ bản như xây dựng tổ chức phát hành NVDR (một công ty con của Sở Giao dịch chứng khoán) đến nay vẫn chưa có tiến triển.
Trong Chiến lược Tài chính đến năm 2030, công tác hoàn thiện các quy định hướng dẫn về sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp niêm yết và các công ty đại chúng cũng là một trong những nhiệm vụ được giao. Thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam không chỉ dựa vào bản thân tổ chức phát hành, mà còn cần cơ chế mở đường cho các sản phẩm mới như NVDR, cùng nỗ lực đáp ứng các tiêu chuẩn giúp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.
-
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024