
-
TP.HCM yêu cầu cắt giảm thủ tục, gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh
-
Thêm 1.000 MW điện than ở miền Bắc được khôi phục, đỡ áp lực cắt điện
-
Tác phẩm của Báo Đầu tư đạt giải A Giải Diên Hồng lần thứ nhất
-
TP.HCM: Không được yêu cầu xuất trình hộ khẩu, tạm trú trong dịch vụ công giáo dục
-
Ủy ban Kinh tế Quốc hội vẫn lo điều kiện thu hồi đất -
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Chất vấn và trả lời chất vấn - hình thức giám sát tối cao trực tiếp, hiệu quả
![]() |
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường báo cáo tại phiên họp. |
Đối với việc cung cấp thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, ngoài các hình thức lựa chọn nhà thầu như thông thường còn được áp dụng hình thức đàm phán giá, sử dụng danh sách nhà thầu nhiều lần tạo sự linh hoạt, chủ động.
Thông tin trên được Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường nêu khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội phương án tiếp thu, giải trình, chỉnh lý Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) sáng 15/3.
Đây là dự thảo đã được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ tư, dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023).
Dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý gồm 10 chương và 100 điều, giữ nguyên số chương, tăng thêm 2 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, ông Cường cho hay.
Một trong những vấn đề được đại biểu Quốc hội rất quan tâm khi sửa luật là gỡ khó cho mua sắm trang thiết bị y tế.
Theo đó, liên quan đến chỉ định nhà thầu, có ý kiến đề nghị cho phép áp dụng chỉ định thầu đối với thuốc, vật tư, thiết bị y tế trong trường hợp trên thị trường chỉ có một nhà sản xuất thì cần tổ chức đàm phán và công khai trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế. Ngoài đấu thầu, cần nghiên cứu, bổ sung các hình thức mua sắm khác đối với việc cung cấp thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế.
Ông Cường cho biết, tại dự thảo Luật đã có quy định về chỉ định thầu, đàm phán giá đối với thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế. Đối với việc cung cấp thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, ngoài các hình thức lựa chọn nhà thầu như thông thường còn được áp dụng hình thức đàm phán giá, sử dụng danh sách nhà thầu nhiều lần tạo sự linh hoạt, chủ động trong mua sắm; mua sắm hóa chất, sinh phẩm kèm theo nhà thầu phải cung cấp máy móc xét nghiệm để sử dụng hóa chất, sinh phẩm đó.
Về đấu thầu tập trung, mua thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, ông Cường khằng định Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã rà soát, chỉnh lý kỹ càng các nội dung này. Trong đó, tại Điều 23 về chỉ định thầu quy định áp dụng chỉ định thầu đối với “Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, thuốc, hóa chất, phương tiện, trang thiết bị y tế, xây lắp phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh, cấp cứu người bệnh cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe người dân”.
Điều 28 về Hình thức “đàm phán giá” được quy định áp dụng riêng đối với “các gói thầu mua biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu; thuốc, dược liệu chỉ có từ 1 đến 2 nhà sản xuất và trường hợp đặc thù khác”.
Dự thảo Luật cũng đã bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 57 để áp dụng cho các trường hợp mua hóa chất, sinh phẩm xét nghiệm kèm theo yêu cầu nhà thầu phải cung cấp trang thiết bị y tế để sử dụng hóa chất, sinh phẩm đó, nhằm góp phần giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong việc sử dụng máy đặt, máy mượn để xét nghiệm tại các bệnh viện hiện nay.
Về ý kiến đại biểu là cần xây dựng một chương riêng về đấu thầu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, Thường trực Uỷ ban thẩm tra cho rằng việc này khó bảo đảm kết cấu chung của dự thảo Luật, đồng thời, nhiều nội dung quy định trùng lặp.
Tham gia thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý cần nghiên cứu kỹ thêm một số nội dung về đấu thầu trong lĩnh vực y tế để vận hành tốt hơn khi luật có hiệu lực.
Chẳng hạn, với biệt dược thì trường hợp nào đàm phán trường hợp nào đấu thầu là phải quy định rõ hoặc giao Chính phủ quy định chứ không phải mọi trường hợp đều đàm phán, ông Huệ đề nghị.
Phát biểu cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, đại diện cơ quan soạn thảo luật nêu rõ, riêng về lĩnh vực y tế có rất nhiều vấn đề bất cập nhưng "nói đi phải nói lại là do quá trình thực hiện không tốt. Những vướng mắc chủ yếu nằm ở nghi định, thông tư là chính, mà chính là thông tư của Bộ Y tế".
Bộ trưởng cho biết, vừa qua giải quyết những vướng mắc về đấu thầu mua sắm trong lĩnh vực y tế rất phức tạp, lần này sẽ luật hoá nhiều quy định ở lĩnh vực này.
Vừa qua Ban soạn thảo đã tổ chức rất nhiều hội thảo với các đơn vị trong lĩnh vực y tế để lắng nghe ý kiến, Ban soạn thảo sẽ tiếp tục rà soát để tất cả các mắc mớ sẽ giải quyết hết ở lần sửa luật này, Bộ trưởng khẳng định.
-
TP.HCM: Không được yêu cầu xuất trình hộ khẩu, tạm trú trong dịch vụ công giáo dục -
Sửa đổi, bổ sung một số nội dung về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp -
Chủ tịch Quốc hội: Giá đất trong nghị định thì Quốc hội làm sao yên tâm thông qua -
Hải Phòng biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước -
Cần Thơ kiện toàn Ban Chỉ đạo hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Chất vấn và trả lời chất vấn - hình thức giám sát tối cao trực tiếp, hiệu quả -
Ủy ban Kinh tế Quốc hội vẫn lo điều kiện thu hồi đất
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/6
-
2 Phát hành trái phiếu 5 tháng giảm 70%, thêm nhiều doanh nghiệp đạt thỏa thuận cơ cấu nợ
-
3 Cải cách giá điện mới mong thu hút được vốn
-
4 Đang có cách hiểu chưa đúng về cho vay đặc biệt
-
5 Duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc, vốn 420.000 tỷ đồng
-
Vinamilk mở rộng thị trường quốc tế với 2 hướng đi mũi nhọn
-
10.000 quà tặng tiền mặt dành cho khách hàng gửi tiết kiệm tại PVcomBank
-
Kusto Home thắng hàng loạt giải thưởng tại Asia Pacific Propety Awards 2023
-
Đầu tư xây dựng hạ tầng tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Tiềm năng lớn để phát triển kinh tế khu vực
-
Người Việt lạc quan hơn về tài chính, nhưng vẫn lo ngại về sức khỏe
-
Tránh bẫy mạo danh Nha Khoa Kim lừa đảo