
-
Thủ tướng: Những công trình góp phần định vị hình ảnh Việt Nam trên bản đồ thế giới
-
Khánh thành Dự án đầu tư xây dựng mở rộng trụ sở làm việc Cơ quan Bộ Tài chính
-
Thủ tướng nêu 6 bài học kinh nghiệm đầu tư đúng tiến độ các dự án hạ tầng
-
Hải Phòng và Hải Dương sau hợp nhất dự kiến có 114 đơn vị hành chính cấp xã
-
Hà Nội lấy ý kiến Nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã xong trước 21/4 -
Hà Nội thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với thành phố Sejong, Hàn Quốc
Tất nhiên, trách nhiệm trước tiên thuộc về các doanh nghiệp, những nhà cung cấp sản phẩm sữa cho thị trường. Song ngay trong lúc này, dư luận xã hội và người tiêu dùng Việt Nam đang đặt câu hỏi về trách nhiệm của các cơ quan quản lý.
![]() | ||
Hàng trăm nhãn sữa đang có mặt ở Việt Nam, hãng sữa nào nhập khẩu nguyên liệu whey protein và các sản phẩm có chứa nguyên liệu này do Công ty Fonterra (New Zealand) sản xuất?
Vinamilk đã khẳng định rằng không. Nutifood cũng vậy. Meiji cũng tương tự.
Nhưng đó đều là các thông báo được phát đi từ chính các doanh nghiệp, chứ không phải từ các cơ quan quản lý nhà nước, vì thế, chưa được kiểm chứng và chưa thể lấy được niềm tin của người tiêu dùng.
Hơn nữa, còn nhiều hãng sữa chưa công bố thông tin, cùng nhiều nhãn hàng được nhập vào Việt Nam không phải qua con đường chính ngạch.
Cơ quan quản lý nhà nước liệu có thể kiểm tra, giám sát được việc này và công bố thông tin một cách rộng rãi để người tiêu dùng an lòng?
Ai cũng biết, các sản phẩm sữa, đặc biệt là sữa dành cho trẻ em, không chỉ là một mặt hàng thiết yếu, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến trí và lực của người Việt Nam. Nếu chất lượng sữa không đảm bảo, có thể ảnh hưởng tới cả một thế hệ người Việt Nam.
Cũng cần phải nhắc lại rằng, đây không phải là lần đầu tiên, thị trường sữa Việt Nam “nổi sóng”. Người tiêu dùng Việt Nam từng hoang mang về câu chuyện melamina trong sữa, việc thiếu minh bạch trong thông tin về sữa tươi, sữa hoàn nguyên, sữa tiệt trùng… Cho tới thời điểm này, vẫn có tới 70% sữa nước trên thị trường là sữa hoàn nguyên, nhưng sự mập mờ của các hãng sữa trong việc in ấn thông tin trên bao bì, khiến người tiêu dùng lầm tưởng tất cả là sữa tươi.
Chưa kể, việc giá sữa cao ngất ngưởng và tăng vô tội vạ, mua 1 bán 5-6, là “chuyện dài kỳ, chưa có hồi kết”. Chỉ tính từ tháng 3 tới nay, các hãng sữa đã rục rịch điều chỉnh tăng giá và cứ tăng hết đợt này đến đợt khác. Đến trước ngày 31/7, nhiều hãng sữa đã tăng giá lên tới 8-20%. Đầu tháng 8, đã có thêm một số hãng sữa công bố tăng giá từ 5% đến 20%.
Câu chuyện nằm ở chỗ, dù có rất nhiều vấn đề như vậy, song bao nhiêu năm qua, dư luận chưa thực sự thấy sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, nhằm “dẹp loạn” và ổn định thị trường sữa. Chỉ nói riêng chuyện sữa nhiễm khuẩn, việc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) chỉ đăng thông tin trên trang web của mình về việc hãng sữa này, sữa kia thông báo không nhập khẩu nguyên liệu từ NewZealand, được cho là việc không nên làm, chưa thể hiện rõ trách nhiệm của cơ quan này.
Còn chuyện quản lý giá sữa, loay hoay nhiều năm, các cơ quan quản lý vẫn chưa thể giải quyết. Thông tin gần đây, Trung Quốc đã mạnh tay điều tra 9 công ty thao túng giá sữa, bao gồm cả Dumex, Mead Johnson, Abbott… Kết quả là, tất cả các công ty này đều phải giảm giá sản phẩm 5-20%. Vậy tại sao Việt Nam lại không làm?
Không biết đến khi nào, những câu hỏi tương tự về trách nhiệm của cơ quan quản lý đối với thị trường sữa mới có lời giải thỏa đáng?
Nguyên Đức
-
Thủ tướng: Những công trình góp phần định vị hình ảnh Việt Nam trên bản đồ thế giới
-
Khánh thành Dự án đầu tư xây dựng mở rộng trụ sở làm việc Cơ quan Bộ Tài chính
-
Thủ tướng nêu 6 bài học kinh nghiệm đầu tư đúng tiến độ các dự án hạ tầng
-
Phát huy tinh thần "thần tốc, táo bạo" trong xây dựng các dự án hạ tầng trọng điểm
-
Hải Phòng và Hải Dương sau hợp nhất dự kiến có 114 đơn vị hành chính cấp xã -
Tiếp tục lấy ý kiến sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách nhà nước -
Hà Nội lấy ý kiến Nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã xong trước 21/4 -
Trật tự cũ đang rạn vỡ: Việt Nam và thế giới trong cuộc “cách mạng không trung tâm” -
Sáp nhập các địa phương: Không phân lẻ đô thị thuộc tỉnh thành các phường -
Hà Nội thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với thành phố Sejong, Hàn Quốc -
Hải Phòng và Hải Dương thống nhất phương án hợp nhất 2 địa phương
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu