-
Khai thác dầu khí có những biến động mới -
Quảng Nam: Giải quyết dứt điểm vướng mắc tái định cư cho Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An -
Hé lộ nhà thầu đầu tiên xin chỉ định thầu mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
Nước rút thẩm định Dự án đầu tư đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
Thông xe tạm 2 đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành -
Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Sông Công II
Khai mở khó khăn
Sau hơn 4 năm kiên nhẫn tìm kiếm cơ hội đầu tư, Tổng công ty Đường cao tốc Miền Trung Nhật Bản (Nexco Central) đã tiến rất gần tới việc được chỉ định làm nhà đầu tư Dự án đầu tư nâng cấp đoạn Pháp Vân – Cầu Giẽ theo hình thức BOT có tổng mức đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng.
Cụ thể, vào giữa tháng 3/2013, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản cho phép Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) tiến hành chỉ định nhà đầu tư, đồng thời đẩy nhanh tiến độ đàm phán để sớm cụ thể dự án FDI đầu tiên trong lĩnh vực đường cao tốc này.
Các dự án hạ tầng giao thông đang thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Ảnh: Đức Thanh
Trước đó, mất gần 6 tháng “cân, đo”, Bộ GTVT đã quyết định đề xuất Chính phủ phương án chọn Nexco Central làm nhà đầu tư Dự án nâng cấp đoạn đầu tiên của tuyến đường cao tốc Bắc – Nam nhánh phía Đông dài 30 km (theo hình thức BOT).
Theo các chuyên gia, lý do việc Bộ GTVT chọn Nexco Central để “gửi vàng”, bởi thực sự họ là nhà đầu tư có thực lực nhất từng “gõ cửa” tìm kiếm cơ hội đầu tư vào lĩnh vực giao thông.
Cụ thể, Nexco Central được thành lập vào tháng 10/2005 trên cơ sở chia tách từ Tổng công ty đường cao tốc quốc gia Nhật Bản thành 3 công ty. Hiện nay Nexco vẫn là công ty 100% vốn nhà nước, quản lý khai thác 1.746km đường cao tốc và 430 km đường đang xây dựng. Báo cáo thường niên năm 2011 của nhà đầu tư Nhật Bản có trụ sở tại Nagoya cho thấy, Nexco Central hiện có tổng tài sản khoảng 1.635 tỷ Yên (19,9 tỷ USD).
Cùng với thực lực tốt, Nexco Central còn có quá trình chuẩn bị kỹ càng bằng sự cân nhắc, nghiên cứu rất kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định đầu tư, khi đây là dự án đầu tư đầu tiên sau gần 4 năm mở văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Hiện khúc mắc duy nhất của nhà đầu tư này chính là tỷ suất lợi nhuận mà Nexco Central kỳ vọng tương đối cao (23%) so với mức lợi nhuận bình quân tại các dự án hạ tầng tại Việt Nam, bao gồm các dự án đường cao tốc hiện đang do Ngân hàng Thế giới đề xuất.
Ông Lê Anh Tuấn, Trưởng ban quản lý dự án PPP (Bộ GTVT) cho biết, Nexco Central lường rất kỹ những rủi ro, nên xây dựng “đường bao” lợi nhuận cao hơn mức bình thường.
“Thực sự là có những rủi ro nhất định liên quan tới công tác đền bù giải phóng mặt bằng và chính sách tiền tệ khiến chúng tôi phải rất thận trọng khi quyết định đầu tư”, ông Shoichi Takahashi, Trưởng đại diện Nexco Central cho biết.
Có thể chia sẻ những lo lắng của doanh nghiệp đến từ Nhật Bản này, bởi trên thực tế đã có không ít dự án FDI đầu tư vào giao thông đang gặp rất nhiều khó khăn dù được đầu tư lớn và bài bản.
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, do công tác quản lý quy hoạch, cấp phép đầu tư cảng biển tràn làn, dẫn tới dư thừa công suất, hầu hết các cảng container liên doanh được đầu tư hiện đại tại khu vực Cái Mép - Thị có tổng mức đầu tư lên tới 740 triệu USD đều thua lỗ rất nặng (cảng ít thì lỗ 6 - 7 triệu USD, cảng nhiều lỗ 20 - 30 triệu USD).
Tình hình căng thẳng tới mức, để cứu các cảng biển nước sâu FDI ở phía Nam đang bị thua lỗ, đại diện một số hãng vận tải biển và điều hành cảng biển vừa đề nghị Chính phủ tạm hoãn mở cảng ODA Cái Mép - Thị Vải có tổng mức đầu tư lên đến 13.900 tỷ đồng.
“Khác với các dự án FDI trong lĩnh vực dịch vụ vận tải như logistics, vận tải đường bộ, hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào hạ tầng đều chưa thể thu lợi nhuận trong thời gian ngắn hạn”, một chuyên gia trong ngành giao thông khẳng định.
Ông Nguyễn Ngọc Long, Phó chủ tịch Hội Khoa học cầu đường Việt Nam cho rằng, có ba rào cản trong việc thu hút vốn đầu tư xã hội vào lĩnh vực quan trọng này. Đó là, chưa tạo được cơ chế thị trường cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng; chưa có cơ chế chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và tư nhân, chưa có chính sách và hình thức thu phí hợp lý để tạo môi trường hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư tư nhân và chưa có cơ chế, chính sách biến tài nguyên đất đai thành nguồn lực để đầu tư phát triển.
... nhưng vẫn hút nhà đầu tư
Bất chấp những khó khăn hiện hữu, các dự án hạ tầng giao thông được đầu tư theo hình thức BOT, BT, PPP vẫn tạo được sức hút đáng kể đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Cụ thể, từ đầu năm 2013 tới nay, trung bình mỗi tháng, Bộ GTVT đón một số đoàn doanh nghiệp nước ngoài đến tìm hiểu cơ hội đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng giao thông.
“Hầu hết các dự án mà nhà đầu tư quan tâm đều nằm trong Danh mục 38 dự án hạ tầng giao thông kêu gọi vốn đầu tư bằng hình thức xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT), xây dựng - sở hữu - kinh doanh (BOO), hợp tác công - tư (PPP) giai đoạn 2011 – 2015 (Danh mục 2011 - 2015), gồm 18 dự án đường bộ cao tốc, 3 dự án cảng hàng không, 14 dự án đường sắt và 3 dự án cảng biển có tổng mức đầu tư lên tới 793.221 tỷ đồng”, một lãnh đạo Vụ Kế hoạch đầu tư, Bộ GTVT cho biết.
Không chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm cơ hội, nhiều nhà đầu tư đã tìm được địa chỉ đầu tư tại những dự án hạ tầng quy mô vốn rất lớn.
Cụ thể, hiện liên doanh MONYKIT (Nhật Bản) và Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đang gấp rút hoàn tất thủ tục để đầu tư vào 2 bến cảng container tại cảng Lạch Huyện có tổng mức đầu tư 200 triệu USD theo hình thức PPP. Công trình này dự kiến khởi công vào tháng 6/2013.
Đối với lĩnh vực đường bộ cao tốc, đại diện Bộ GTVT đang kỳ vọng Dự án đầu tư đường Pháp Vân – Cầu Giẽ sẽ tạo ra một tiền lệ tốt để hút các nhà đầu tư.
“Tuy có quy mô vốn không lớn, nhưng nếu Dự án triển khai thành công sẽ khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài khác đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông. Hiện Bộ GTVT đang đẩy nhanh tiến trình đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư quốc tế cho Dự án đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết theo hình thức PPP”, ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ GTVT kỳ vọng,
Theo Thứ trưởng Đông, nếu sớm xây dựng được một cơ chế tài chính đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn vào các dự án giao thông – loại công trình đòi hỏi vốn lớn, thời gian hoàn vốn kéo dài, việc xuất hiện thêm nhiều dự án FDI được cụ thể hóa.
Anh Minh
-
Thông xe tạm 2 đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành -
Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Sông Công II -
Đà Nẵng hướng tới trở thành trung tâm Fintech -
Quảng Nam chuyển mục đích gần 17 ha rừng để mở rộng Khu công nghiệp Tam Thăng -
Gia Lai xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Đà Nẵng: Dự án Cảng Liên Chiểu đã hoàn thành hơn 74% khối lượng -
Bình Định duyệt chủ trương thực hiện dự án đường ven biển nối Hoài Nhơn với Quảng Ngãi
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green