-
Ngăn vấn nạn khai thác cát tràn lan -
Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria -
Giao UBND tỉnh Bình Định làm chủ quản đầu tư đường băng số 2 sân bay Phù Cát -
Quốc hội đồng ý lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa -
Đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư tìm hiểu hoạt động tại Khu chế xuất Tân Thuận TP.HCM -
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thừa nhận, tình trạng gia tăng rút BHXH một lần là rất đáng suy nghĩ. |
Tình trạng rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần tăng cao, thực tế đe dọa đến hệ thống an sinh tiếp tục được nhiều ĐBQH chất vấn và tranh luận với người đứng đầu ngành LĐTB&XH tại Nghị trường quốc hội sáng 6/6.
Đại biểu Trần Thị Diệu Thúy (TP.HCM) đặt vấn đề về giải pháp xử lý việc làn sóng rút bảo hiểm một lần tăng cao do nhiều nguyên nhân nhưng lớn nhất vẫn là sự bất an của công nhân, người lao động.
Đại biểu Trần Thị Diệu Thúy (TP.HCM) chất vấn Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, sáng 6/6. |
"Năm 2019 có khoảng 500.000 người rút bảo hiểm xã hội một lần thì năm 2022 đã tăng lên 997.470 người, Đối tượng rút bảo hiểm một lần chủ yếu là công nhân, phía Nam chiếm tới 72%, phía Bắc và miền Trung ít hơn, là điều chúng tôi phải suy nghĩ", Bộ trường Đào Ngọc Dung nói.
Bộ trưởng lý giải, đã báo cáo Chính phủ trong cuộc họp gần đây về tình trạng vì sao rút bảo hiểm xã hội một lần tăng lên, thì phải thừa nhận, không có quốc gia nào cơ chế rút bảo hiểm một lần dễ như Việt Nam. Ai có nhu cầu thì rút, trong khi thông lệ quốc tế chủ yếu chỉ cho rút trong 2 trường hợp, một là mắc bệnh nan y, hai là đi định cư nước ngoài.
Ngoài ra, quyền lợi khi rút cũng rất cao, nên dẫn đến nhiều trường hợp, có khi chưa cần cũng rút.
"Nhưng, tín hiệu tích cực hơn là thời gian gần đây, 1/3 số người rút bảo hiểm xã hội một lần đã quay trở lại tiếp tục tham gia bảo hiểm", Bộ trưởng Dung chia sẻ.
Theo báo cáo của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, trong năm 2022 số người giải quyết hưởng BHXH một lần là 997.470 người (tăng 3,55% so với cùng kỳ năm 2021.
Giai đoạn 2016 - 2022, cơ quan BHXH tại các tỉnh, thành phố đã giải quyết cho khoảng 4,84 triệu người hưởng BHXH một lần, trong đó số người quay trở lại đóng BHXH là 1,24 triệu người (chiếm tỷ lệ 27,7% số người hưởng).
"Tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn, đặc biệt là trong giai đoạn từ năm 2020 đến nay, dẫn đến nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động, thu hẹp quy mô sản xuất, kinh doanh dẫn đến cắt giảm lao động. Tình trạng lao động thiếu việc làm, không có việc làm, mất việc làm gia tăng số người hưởng BHXH một lần", BHXH nêu.
Nói về gia tăng tình trạng rút BHXH một lần, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thừa nhận: "Thời gian qua chúng ta tuyên truyền vận động chưa tốt. Thực tế, tại Hà Nội, cứ 10 người đi rút BHXH một lần, được tuyên truyền thì 6 người không rút nữa.
Ngoài ra, còn có hiệu ứng từ sửa đổi Luật BHXH, có một bộ phận người lao động tranh thủ đi rút, nên sửa Luật sẽ theo hướng không giảm quyền lợi, không hạn chế quyền lợi.
Về giải pháp nhằm hạn chế tình trạng hưởng BHXH một lần, "Tư lệnh" ngành LĐTB&XH cho rằng, sửa đổi chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng thực sự là công cụ hiệu quả hơn, tăng cường phát huy hiệu quả các chính sách nhằm giải quyết các khó khăn về tài chính trước mắt của người lao động.
Tập trung tuyên truyền và phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đóng góp tích lũy cho chế độ hưu trí khi về già, từ đó tạo sự đồng thuận của người dân nói chung và người tham gia BHXH nói riêng.
Sửa đổi quy định chính sách nhằm phù hợp, gia tăng quyền lợi, tăng tính hấp dẫn khuyến khích người lao động tham gia BHXH.
Quy mô Quỹ bảo hiểm xã hội tăng nhanh qua các năm, dự kiến đến cuối năm 2022, quy mô các quỹ đạt gần 1,2 triệu tỷ đồng, gấp khoảng 175 lần quy mô đầu tư năm 1998, gấp 2,1 lần quy mô các quỹ năm 2016 (năm đầu thực hiện Luật BHXH năm 2014).
Tốc độ sinh lời từ hoạt động đầu tư còn hạn chế và có xu hướng giảm dần do danh mục đầu tư chủ yếu là trái phiếu Chính phủ và lãi suất trái phiếu Chính phủ có xu hướng giảm mạnh từ mức trung bình khoảng 8-9%/năm còn khoảng 2,8-2,5%/năm vào năm 2021.
Nguồn: Báo cáo của Bộ LĐTB&XH gửi các Đại biểu Quốc hội
-
Giao UBND tỉnh Bình Định làm chủ quản đầu tư đường băng số 2 sân bay Phù Cát -
Quốc hội đồng ý lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa -
Xử lý dự án bất động sản gặp khó: Làm rõ nội hàm “không hợp thức hóa các vi phạm” -
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường -
Đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư tìm hiểu hoạt động tại Khu chế xuất Tân Thuận TP.HCM -
Chính phủ đề xuất luật hóa tài sản số, phát triển công nghiệp bán dẫn -
Ông Hà Sỹ Đồng được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 24/11 -
2 Xử lý dự án bất động sản gặp khó: Làm rõ nội hàm “không hợp thức hóa các vi phạm” -
3 Lợi nhuận giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp gấp rút xin đổi kế hoạch năm -
4 Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường -
5 Tập đoàn Luxshare đầu tư thêm 2 dự án tại Nghệ An
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị