Không chỉ yêu cầu các bộ, ngành thực chất trong cắt giảm điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính, Chính phủ đang đòi hỏi các bộ, ngành chấm dứt cách quản lý “bộ tôi, bộ anh”.
Nếu đề xuất chỉ ban hành 1 nghị định, 1 thông tư về một lĩnh vực, một vấn đề hoặc nhóm vấn đề được chấp thuận, thì ngay lập tức, 25 điểm chồng chéo trong các văn bản quy phạm pháp luật hay 37 vấn đề cần phải sửa của 10 luật liên quan đến đầu tư, xây dựng, đất đai, nhà ở, môi trường... do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng đưa ra cùng nhiều khúc mắc về pháp luật khác sẽ được gỡ.
Đã có thêm bao nhiêu điều kiện kinh doanh được đơn giản, cắt bỏ trong năm 2019? Một câu hỏi tưởng dễ trả lời sau những tuyên bố mạnh mẽ của nhiều bộ, ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ này.
Cắt giảm điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực lao động thực chất là “cải lùi” với nhiều điều kiện cắt giảm mang tính cơ học, không thực chất và gây nguy cơ tăng chi phí cho doanh nghiệp.
Thực hiện yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có đánh giá mức độ thay đổi của những cải cách về bãi bỏ, đơn giản hóa các quy định về điều kiện kinh doanh và tác động thực chất đối với doanh nghiệp.
Trình bày báo cáo kiểm điểm, đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong 6 tháng đầu năm, phương hướng chỉ đạo, điều hành 6 tháng cuối năm 2019, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết thời gian qua, Chính phủ đã thí điểm tổ chức các mô hình mới, chưa có tiền lệ.
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc đề xuất giao rà soát cắt giảm thủ tục hành chính cho các bộ phận độc lập, thay vì để các cơ quan trực tiếp cấp giấy phép tiến hành rà soát và đề xuất cắt giảm giấy phép theo kiểu "vừa đá bóng, vừa thổi còi" như hiện nay.
Thời hạn các bộ, ngành phải thực hiện cắt giảm điều kiện kinh doanh, sản phẩm kiểm tra chuyên ngành được Chính phủ ráo riết theo sát, đảm bảo sự tuân thủ. Nhưng có lẽ, giới kinh doanh quan tâm hơn đến những lợi ích thực chất mà họ được hưởng.