
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới
-
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ
![]() |
Doanh nghiệp thực sự cần tâm thế đồng hành của các cơ quan quản lý nhà nước, để dồn mọi nguồn lực vượt qua những tác động có thể chưa lường hết của Covid-19. |
Một lần nữa, các khuyến nghị xem xét, cắt giảm điều kiện kinh doanh, chi phí tuân thủ của doanh nghiệp được nhấn mạnh, nhất là khi chi phí kinh doanh tăng cao trong bối cảnh doanh nghiệp song hành hai nhiệm vụ: vừa đảm bảo thực hiện các kế hoạch kinh doanh, vừa tuân thủ các yêu cầu phòng chống dịch.
Trong công văn gửi Bộ Giao thông - Vận tải, VCCI tiếp tục đề nghị kéo dài thời gian thực hiện quy định về lắp camera hành trình trên các phương tiện kinh doanh vận tải thêm 1 năm (đến tháng 7/2022, thay vì tháng 7/2021). Theo tính toán của các doanh nghiệp, chi phí cho việc lắp camera khoảng 5 - 10 triệu đồng/xe khách; 5 triệu đồng/xe tải; chi phí truyền dẫn dữ liệu khoảng 1,2 - 1,5 triệu đồng/năm...
Nhưng nguyên nhân không chỉ bởi đây là những khoản chi phí đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay.
Theo quy định của pháp luật về kinh doanh vận tải hiện hành, doanh nghiệp vừa phải lắp camera, vừa phải lắp thiết bị giám sát hành trình, nghĩa là nhiều thông tin từ hai thiết bị này gần như trùng khớp nhau. Câu hỏi mà VCCI đặt ra ở đây là, liệu có sự trùng lặp giữa mục tiêu quản lý và các biện pháp quản lý đang áp dụng cho ngành nghề kinh doanh này hay không? Cơ quan quản lý có tính tới giải pháp phù hợp hơn để giảm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp?
Cũng phải nhắc lại rằng, VCCI không “tiên phong” đưa ra đề xuất trên. Trước đó, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đã có đề xuất tương tự. Tuy nhiên, Tổng cục Đường bộ Việt Nam không đồng tình, mặc dù cơ quan này cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất, báo cáo Bộ Giao thông - Vận tải và Chính phủ các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ảnh hưởng bởi Covid -19, đặc biệt là các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô.
Trong công văn gửi Bộ Thông tin và Truyền thông, VCCI đề nghị giữ nguyên quy định hiện hành về quản lý đối với thiết bị sau in. Cụ thể là đã bỏ yêu cầu “máy chế bản ghi phim, ghi kẽm, tạo khuôn in”; “máy dao cắt (xén) giấy, máy gấp sách (gấp giấy), máy đóng sách, máy vào bìa, máy kỵ mã liên hợp, dây chuyền liên hợp hoàn thiện sản phẩm in” phải thực hiện xin giấy phép nhập khẩu. Tức là, các loại hàng hóa này được xem như loại hàng hóa thông thường, không phải cấp giấy phép khi nhập khẩu.
Tuy nhiên, trong Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định số 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in và Nghị định số 25/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP, các loại thiết bị này phải đăng ký nhập khẩu.
Vấn đề VCCI đề cập trong công văn gửi Bộ Thông tin và Truyền thông không chỉ liên quan tới hình thức quản lý chặt chẽ hơn và gia tăng thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.
Tại thời điểm xây dựng Nghị định số 25/2018/NĐ-CP, việc bỏ quy định phải cấp phép nhập khẩu cho các thiết bị sau in được đánh giá là cải cách, tiến bộ, thể hiện tinh thần cầu thị của cơ quan chủ trì soạn thảo trong việc lắng nghe vướng mắc từ doanh nghiệp... VCCI mong rằng, quy định tiến bộ này được giữ nguyên. Thậm chí, trong trường hợp có lý do thuyết phục để áp dụng cơ chế quản lý chuyên ngành đối với thiết bị in, doanh nghiệp cũng mong thủ tục đăng ký nhập khẩu được xây dựng theo hướng cơ quan quản lý chuyên ngành chỉ ghi nhận thông tin về đăng ký xuất khẩu, mà không phải là thủ tục có tính chất cấp phép như Dự thảo đang xây dựng...
Có lẽ phải nhắc tới ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong cuộc họp về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng năm 2021 về quyết liệt cải cách thủ tục hành chính, kiên quyết và kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân. Cùng với yêu cầu trên, Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện hiệu quả, thành công các chương trình, kế hoạch, các nhiệm vụ chính trị được giao.
Lúc này, hơn bao giờ hết, doanh nghiệp thực sự cần tâm thế đồng hành của các cơ quan quản lý nhà nước, để dồn mọi nguồn lực vượt qua những tác động có thể chưa lường hết của Covid-19.

-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025 -
Giảm tối đa tình trạng vốn ảo, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số