
-
Quy định mới về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
-
Hà Nội sẽ mở 500 đại lý dịch vụ công trực tuyến không dùng ngân sách
-
Điểm tên 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD sau quý I/2025
-
Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
-
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9% sau quý I/2025 -
Kinh tế Việt Nam vượt khó năm 2025
![]() |
Nhiều điều kiện kinh doanh liên quan tới lĩnh vực lao động mặc dù đã được cắt giảm nhưng lại khiến các chuyên gia lo ngại không thực tế và gây gia tăng chi phí, tạo thêm rào cản cho doanh nghiệp. |
Cắt giảm cơ học
Đây là nội dung đưa ra tại hội thảo “Điều kiện kinh doanh và quản lý, kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực lao động, một số vấn đề và yêu cầu cải cách” do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức sáng nay, 4/12, tại Hà Nội.
Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, CIEM thẳng thắn nhận xét, có rất ít điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực lao động được cắt giảm và việc cắt giảm được thực hiện dưới góc độ giảm cơ học như giảm mức độ yêu cầu về số lượng nhân sự hoặc giảm yêu cầu về quy mô diện tích của cơ sở vật chất và như vậy việc cắt giảm không có nhiều ý nghĩa.
Bà Thảo lấy ví dụ về điều kiện kinh doanh dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với tổ chức huấn luyện, quy định trước khi cắt giảm là “có ít nhất 5 người huấn luyện cơ hữu huấn luyện nội dung chuyên ngành, trong đó có ít nhất 3 người huấn huyện chuyên ngành phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện và 1 người huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động”.
Sau khi cắt giảm, điều kiện là “có ít nhất 4 người huấn luyện cơ hữu huấn luyện nội dung chuyên ngành, trong đó có ít nhất 1 người huấn huyện chuyên ngành phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện và 1 người huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động”.
Tương tự, điều kiện về cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, quy định trước khi cắt giảm là “diện tích phòng học lý thuyết; phòng, xưởng thực hành, thực tập dùng cho giảng dạy, học tập đảm bảo ở mức bình quân ít nhất là 5,5 – 7,5m2/ chỗ học” và sau khi cắt giảm là “diện tích phòng học lý thuyết; phòng, xưởng thực hành, thực tập dùng cho giảng dạy, học tập đảm bảo ở mức bình quân ít nhất là 5,5m2/ chỗ học”.
Bình luận về nội dung này, nguyên Viện trưởng CIEM, TS. Nguyễn Đình Cung đặt lo ngại về cơ sở khoa học của việc cắt giảm này là gì.
“Trong thời đại cách mạng 4.0, những loại hình đào tạo online đang trở lên phổ biến thì việc đưa ra những quy định như thế này vừa không tạo ra đột phá trong việc đưa ra mô hình kinh doanh mới mà lại vô hình trung làm khó doanh nghiệp mà ở Việt Nam đã vi phạm luật là không thể thực hiện được”, ông Cung nói.
Nguy cơ gây lãng phí cho doanh nghiệp
Ông Cung cũng thẳng thắn nói lên một thực tế là việc tuân thủ pháp luật của Việt Nam là một thách thức lớn và đặt câu hỏi vì sao khối doanh nghiệp Mỹ và châu Âu ít khi vào Việt Nam vì việc tuân thủ luật pháp với họ là quá khó.
“Chúng ta đừng vội mừng khi có nhiều FTA thế hệ mới, bởi càng nhiều FTA thì càng có nhiều ràng buộc về các quy định của pháp luật. Mà với doanh nghiệp xuất khẩu, khi không đáp ứng được hay vi phạm các quy định đó thì càng giảm cơ hội xuất khẩu… Ở Singapore, công chức trước khi đưa ra một quy định trong luật phải suy nghĩ tới 3 lần, phải "nhìn trước, nhìn sau, nhìn ngang", trong khi Việt Nam nếu chỉ "nhìn ngang", nhìn trực diện các quy định đã thấy nhiều bất hợp lý”, ông Cung bình luận.
Liên quan nội dung này, bà Thảo lấy ví dụ, trong thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH quy định danh mục hàng hóa có khả năng gây mất an toàn có quy định các danh mục máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong đó có 18 nhóm sản phẩm thì 11 nhóm sản phẩm, hàng hóa thực hiện kiểm tra nhà nước trước thông quan.
“Trong danh mục này có thang máy và thang cuốn, làm sao chúng ta kiểm tra những hàng hóa này về độ an toàn khi chưa vận hành, lắp đặt. Vấn đề không phải là doanh nghiệp bị phạt vài triệu mà nếu vi phạm thời gian thông quan thì lần nhập khẩu hàng hóa tiếp theo sẽ bị đưa vào luồng đỏ, không cho đưa hàng vào kho bảo quản dẫn tới chi phí lưu hàng tại cảng sẽ đội lên rất nhiều. Do vậy, quy định này vừa thiếu thực tế và có khả năng gây tăng chi phí tăng cho doanh nghiệp”, bà Thảo nói.
Một ví dụ khác được ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khẳng định là phi thực tế khi nội dung quy chuẩn và quy trình kiểm định bình khí nén có quy định kiểm định mặt trong bình khí nén khi không thể chui vào bên trong bồn khí gas để kiểm tra mặt trong được.
Tương tự, kiểm định điều hòa tổng cho tòa nhà bắt buộc phải rút toàn bộ dung môi ra để làm đúng phương pháp thì tòa nhà phải tắt điều hòa, thông gió trong 3-5 ngày gây chi phí lớn cho doanh nghiệp.
Trong khi đó, nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định mọi cơ sở sử dụng lao động đều phải có tổ chức y tế lao động hoặc ký hợp đồng với cơ sở y tế (thông báo hợp đồng với Sở).
“Hiện cả nước có khoảng trên 800.000 doanh nghiệp, đó là chưa kể 5 triệu hộ kinh doanh, cứ cho 2 triệu hộ hoạt động kinh doanh có đăng ký thì việc ký hợp đồng với các cơ sở y tế cũng khiến việc quản lý hồ sơ thủ tục là con số khổng lồ và gây tốn kém, đó là chưa kể hiệu quả có thực chất hay không. Do đó, theo tôi chỉ nên quy định một số ngành nghề còn những cơ sở có quy mô nhỏ, ngành nghề nguy cơ thấp như văn phòng, thương mại, dịch vụ phổ thông… thì không bắt buộc phải ký loại hợp đồng này”, ông Tuấn nói.

-
Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số -
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,8% sau quý I/2025 -
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9% sau quý I/2025 -
Kinh tế Việt Nam vượt khó năm 2025 -
Để kinh tế phát triển, không “ngại” sửa nhiều luật -
Các mốc quan trọng trong sắp xếp đơn vị hành chính, xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp -
Thủ tướng: Hợp tác cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ, vì lợi ích của hai bên
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 8/4
-
2 Đề xuất bố trí vốn đầu tư tuyến đường 5.200 tỷ đồng kết nối TP.HCM với Long An
-
3 Dòng đầu tư vào Việt Nam sẽ không bị cản bước
-
4 TP.HCM tổ chức roadshow quốc tế để thông tin việc đầu tư các tuyến metro
-
5 Bộ Tài chính nêu quan điểm chọn nhà đầu tư cho cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển