-
Đề xuất phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam trong thời gian tới -
Petrovietnam đảm bảo cung ứng xăng dầu cho các vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ -
Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc lĩnh vực tài chính -
Quảng Trị: Doanh nghiệp cần hỗ trợ có thể gọi số điện thoại của Giám đốc Sở Tư pháp -
TP.HCM cùng 18 địa phương phía Nam đối thoại chính sách với doanh nghiệp FDI -
Chỉ còn thủy điện Tuyên Quang, Thác Bà, Trung Sơn, Bản Vẽ đang xả nước
Phiên họp sáng 18/9 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. |
Bên cạnh 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt gồm CBBank, OceanBank, GPBank và DongABank được phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc, chủ trương cơ cấu lại Ngân hàng Sài Gòn (SCB) cũng đã được trình Chính phủ.
Gửi Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo thực hiện một số nghị quyết giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ, trong lĩnh vực ngân hàng, Chính phủ cho biết đến nay Ngân hàng Nhà nước đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt, gồm CBBank, OceanBank, GPBank và DongABank.
Hiện tại, các bên liên quan đang thực hiện tiếp các nội dung tiếp theo sau khi chủ trương được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ trình Chính phủ phê duyệt phương án cơ cấu lại số ngân hàng này.
Riêng với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) - nhà băng được đặt vào diện kiểm soát đặc biệt từ tháng 10/2022, báo cáo nêu, trên cơ sở báo cáo đánh giá tổng thể thực trạng và đề xuất chủ trương cơ cấu lại SCB của SCB và Ban kiểm soát đặc biệt SCB, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương cơ cấu lại SCB theo quy định.
Liên quan đến SCB, tại Nghị quyết 144 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2023, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tập trung xử lý các ngân hàng yếu kém, trong đó phải có báo cáo cấp có thẩm quyền về phương án xử lý Ngân hàng SCB trong tháng 9, không để chậm trễ hơn.
Ngoài các ngân hàng, tại báo cáo gửi Quốc hội, Chính phủ còn cho biết, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng cũng đang tích cực thực hiện phương án cơ cấu lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong đó, một số tổ chức tín dụng phi ngân hàng yếu kém đang được Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu chủ trương, định hướng cơ cấu lại. Việc này nhằm đưa ra phương án, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thẩm tra, cơ quan của Quốc hội cho rằng, việc tìm kiếm, đàm phán ngân hàng đủ điều kiện nhận chuyển giao bắt buộc (năng lực tài chính, quản trị, kinh nghiệm cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém) kéo dài, khó khăn do phụ thuộc lớn vào việc tự nguyện tham gia của các ngân hàng.
Mặt khác, các nhà băng cũng cần thời gian để thuyết phục cổ đông, nhất là cổ đông chiến lược, nước ngoài đồng thuận tham gia nhận chuyển giao bắt buộc. Cơ chế, nguồn lực tài chính để xử lý tổ chức tín dụng yếu kém còn nhiều bất cập, vướng mắc, thủ tục kéo dài.
Về xử lý nợ xấu, cơ quan thẩm tra đánh giá quá trình này vừa qua đã tích cực. Đến cuối tháng 5/2023, toàn hệ thống ngân hàng đã xử lý hơn 1,64 triệu tỷ đồng nợ xấu, trong đó 74,5% là do các tổ chức tín dụng tự xử lý; còn nợ bán cho VAMC và các tổ chức khác khoảng 25,5%. Riêng 5 tháng đầu năm 2023, khoảng 75.000 tỷ đồng nợ xấu được các nhà băng xử lý, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2022.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, thời gian gần đây nợ xấu cũng có chiều hướng tăng. Đến cuối tháng 5/2023, tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 3,65% (cao hơn mức 2,0% cuối năm 2022 và mức 1,69% cuối năm 2020). Tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn của hệ thống các TCTD là 5,46% so với tổng dư nợ (tăng so với mức 4,21% vào cuối năm 2022).
Cơ quan thẩm tra cho rằng, hiện còn thiếu các cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước tham gia xử lý tài sản bảo đảm và mua bán nợ xấu.
Qua thẩm tra, cơ quan của Quốc hội đề nghị đẩy nhanh tiến độ cơ cấu lại các tổ chức tín dụng; tập trung cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém, đặc biệt là các ngân hàng mua bắt buộc. Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại và xử lý nợ xấu trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường, theo thông lệ quốc tế và đáp ứng yêu cầu hội nhập, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam;
Nhắc lại nhận xét nợ xấu tăng của Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh khi giải trình cuối phiên thảo luận sáng 18/9 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nói, nợ xấu nghe tưởng của hệ thống ngân hàng nhưng thực ra đó là các khoản nợ của doanh nghiệp và cá nhân vay tiền của hệ thống ngân hàng. Và khi không có khả năng trả nợ sẽ thành nợ xấu và được theo dõi tại các số liệu trên bảng cân đối của hệ thống ngân hàng.
"Cho nên, nợ xấu của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện thực tiễn của hoàn cảnh kinh tế", Thống đốc lý giải.
Vẫn theo Thống đốc, trước đây khi kinh tế khó khăn, nợ xấu tăng lên rất cao, vào những năm 2011, 2012 nợ xấu lên đến 17,2%, năm 2017 nợ xấu trên 10%.
Chính phủ cũng đã trình các cấp có thẩm quyền để có Đề án xử lý nợ xấu vào giai đoạn 2011- 2015 và 2017 trình Quốc hội để có Nghị quyết 42 về thí điểm về xử lý nợ xấu. Trên thực tế, nghị quyết này rất hiệu quả và tăng cường kỷ luật trong hoạt động cho vay và đi vay vốn, nợ xấu đã giảm xuống.
"Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2020 trở lại đây, bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước vô cùng khó khăn cho nên bản thân doanh nghiệp và người dân cũng khó khăn và người ta không trả được nợ. Mặc dù Ngân hàng nhà nước cũng đã ban hành các thông tư để cho cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ giúp tháo gỡ khó khăn", Thống đốc trình bày.
-
Đề xuất phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam trong thời gian tới -
Petrovietnam đảm bảo cung ứng xăng dầu cho các vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ -
Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc lĩnh vực tài chính -
Quảng Trị: Doanh nghiệp cần hỗ trợ có thể gọi số điện thoại của Giám đốc Sở Tư pháp
-
TP.HCM cùng 18 địa phương phía Nam đối thoại chính sách với doanh nghiệp FDI -
Chỉ còn thủy điện Tuyên Quang, Thác Bà, Trung Sơn, Bản Vẽ đang xả nước -
TP.HCM: Giảm quy mô, tần suất và tạm hoãn nhiều lễ hội, sự kiện lớn -
Tự phát hiện tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ chưa chuyển biến -
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng, chống mưa lũ, sạt lở tại Nam Định -
Hải Phòng ngừng sử dụng 41 chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D -
Tăng cường công tác vận hành, điều tiết hồ chứa thủy điện nhằm đảm bảo an toàn hệ thống đê
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam