-
Dự kiến năm 2025 tăng trưởng GDP khoảng 6,5 - 7% -
Tăng cường giám sát thị trường vàng, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp -
Nhiều vấn đề đất đai, nhà ở có thể để lại hậu quả xấu với nền kinh tế -
Thủ tướng yêu cầu giảm thuế, giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp -
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường sắp thăm chính thức Việt Nam -
Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển và thành công của ASEAN
Việt Nam hướng đến một nền nông nghiệp sinh thái bền vững vào năm 2030 |
Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững
Trao đổi với các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại cuộc đối thoại chính sách cấp cao về “Chuyển đổi sang hệ thống lương thực, thực phẩm xanh, giảm phát thải” tại Hà Nội mới đây, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, dự thảo Chiến lược Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đang được xây dựng nhằm mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, Chiến lược sẽ được thiết kế xoay quanh ba trụ cột: “Nông nghiệp sinh thái”, “Nông thôn hiện đại”, “Nông dân thông minh” hoàn toàn phù hợp với các định hướng chiến lược của quốc gia trong thời gian tới. Theo đó, ngành nông nghiệp cần những bước đi táo bạo và có tầm nhìn để chuyển đổi nông nghiệp xanh và bền vững.
“Với tư duy mới, chúng ta hoàn toàn có thể đặt ra khát vọng đưa Việt Nam trở thành cường quốc nông nghiệp sinh thái, trung hòa carbon thay vì chỉ là cường quốc về sản lượng lương thực. Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành cường quốc đổi mới sáng tạo tích hợp các giá trị văn hóa, đa dạng sinh học, cảnh quan trong nông nghiệp và thực phẩm”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng, với lợi thế địa kinh tế chiến lược, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành trung tâm logistics nông nghiệp và thực phẩm khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trung tâm chế biến nông - lâm - thủy sản cho khu vực Đông Nam Á. Không chỉ là “trụ đỡ” của nền kinh tế khi đất nước ở vào thời điểm khó khăn, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đang hướng đến khát vọng vươn tầm, đủ sức trở thành thước đo mức độ bền vững của quốc gia.
Đề cập những hạn chế của ngành nông nghiệp hiện nay, bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho hay, nông nghiệp là một trong những tác nhân chính gây nên biến đổi khí hậu, phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực này chiếm 18% tổng lượng phát thải. Lượng phát thải dự kiến lên tới 120 triệu tấn CO2 vào năm 2030, trong đó có tới một nửa xuất phát từ ngành lúa gạo. Bà Carolyn Turk đánh giá cao cam kết mạnh mẽ của Việt Nam tại COP26, đó là đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, giảm khí thải metan 30% tính đến năm 2030…
Ngoài thách thức về biến đổi khí hậu, các chuyên gia cũng chỉ rõ, Việt Nam còn đang đối mặt với những thách thức nội tại như giảm năng suất trong ngành, áp lực gia tăng sản lượng, yêu cầu ngày càng cao về chất lượng của sản phẩm nông nghiệp. Trong tương lai, ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ dựa vào tri thức nhiều hơn và cần nhạy bén hơn với những yêu cầu của thị trường toàn cầu để sản xuất sản phẩm an toàn hơn với môi trường.
Hướng đi triển vọng
Chia sẻ với Việt Nam về những khó khăn hiện tại, bà Carolyn Turk cho biết, WB sẽ tiếp tục hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật, mở rộng các hoạt động đầu tư cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xác định và hướng tới một tương lai tươi sáng cho ngành nông nghiệp Việt Nam.
Trong khi đó, ông Martien Van Nieuwkoop, Giám đốc Nông nghiệp và Lương thực toàn cầu (WB) khuyến nghị, Việt Nam cần tiếp tục giảm phát thải khí nhà kính và giảm lượng khí carbon tương đương trong nông nghiệp. Từ đó, xây dựng một thị trường đảm bảo khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu, đem lại giá trị thiết thực...
Về chính sách phát triển, ông Martien Van Nieuwkoop cho rằng, Việt Nam cần đánh giá lại đầu tư công trong nông nghiệp, thay đổi chi tiêu công trong nông nghiệp và có những cơ chế khuyến khích phù hợp trong nông nghiệp. Cùng với đó, cần chuyển dịch cơ cấu sở hữu đất để giải quyết vấn đề sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, gây ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ phát triển của ngành nông nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, cần đẩy mạnh hợp tác công - tư, đầu tư hợp lý cho nông nghiệp.
Với góc nhìn phát triển bền vững, ông Steven Jaffee, cựu Trưởng chuyên gia kinh tế tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương (EAP) chia sẻ, để đi sâu và đẩy nhanh chương trình về môi trường nông nghiệp, Việt Nam cần có một chiến lược và kế hoạch hành động chuyên sâu được xây dựng dựa trên 4 trụ cột, bao gồm: chính sách khuyến nghị, đổi mới sáng tạo, thể chế và chính sách hỗ trợ. Điều quan trọng là cần xem xét các giải pháp ở nhiều cấp độ, từ cấp độ nông hộ cho đến cấp quốc gia.
-
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường sắp thăm chính thức Việt Nam -
Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển và thành công của ASEAN -
Thành công của Lào trong vai trò Chủ tịch ASEAN có đóng góp quan trọng của Việt Nam -
Chính phủ trông cậy vào các địa phương đầu tàu của nền kinh tế, trong đó có Hải Phòng -
TP.HCM khó hoàn thành 3 chỉ tiêu nhiệm kỳ 2020 - 2025 -
ASEAN sẵn sàng hỗ trợ các nước khắc phục hậu quả và tái thiết sau bão Yagi -
Hải Phòng, Hải Dương điều động, bổ nhiệm nhiều nhân sự chủ chốt
-
1 Chính sách tiền lương với nhà giáo sẽ có đột phá? -
2 Chuỗi phòng tập Fit24 cầu cứu Chủ tịch VNDirect Phạm Minh Hương giải cứu, nhưng không thành -
3 Việt Nam hướng đến mục tiêu thu hút 39 - 40 tỷ USD vốn FDI -
4 Rà soát bộ máy quản lý cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vốn 25.500 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/10
- Dược Nam Hà: Vươn tầm quốc tế với giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- BMB Steel được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Kiểm toán nhà nước Việt Nam và ACCA tăng cường hợp tác cùng phát triển bền vững
- GroupM Việt Nam lần đầu tiên vinh dự nhận giải thưởng HR Asia danh giá
- FPT Software giành giải Kiến tạo việc làm tại ESG Business Awards 2024
- Finest Future mang cơ hội học tập tại Phần Lan đến học sinh Việt Nam