-
Lần đầu tiên Viettel trình diễn các sản phẩm công nghệ quốc phòng hiện đại -
TikTok tung thêm “chiêu” tại thị trường Việt Nam -
“Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say Hi” gây bão cùng "giá vàng" -
Nguồn thu thuế thương mại điện tử sẽ “phá đỉnh” -
Chính thức mở bán Garmin MARQ Adventurer (Gen 2), giá 79,99 triệu đồng -
Lừa đảo tài chính tiếp tục là mối đe dọa với các công ty tại khu vực Đông Nam Á
Tăng trưởng không ngừng
Khoảng 10 năm trước, Việt Nam bắt đầu xuất hiện smart home qua sự cung cấp các thiết bị nhỏ lẻ cho nhà ở. Phải đến năm 2015, khi Bkav cung cấp giải pháp nhà thông minh, thị trường bắt đầu sôi động từ đây.
Tiếp nối Bkav, hàng loạt doanh nghiệp Việt cũng gia nhập thị trường như Appota, Lumi Smarthome, Acis, Rạng Đông, Điện Quang, Việt Tiệp… với ưu thế của một số doanh nghiệp là chuyển từ cung cấp sản phẩm, dịch vụ truyền thống có ứng dụng công nghệ và tích hợp thành giải pháp smart home. Bên cạnh đó, là nhóm các doanh nghiệp tự xây dựng hệ thống smart home cho hệ sinh thái của mình, sau đó kinh doanh mảng dịch vụ này.
Điển hình là giải pháp Vsmart Smarthome của Vingroup. VinSmart nghiên cứu phát triển cả phần cứng và phần mềm quản lý với hệ thống đèn điện, điều hòa, tivi, bình nóng lạnh, rèm cửa… bằng smartphone và giọng nói. VinSmart cũng đã cho ra mắt hàng loạt sản phẩm trong hệ sinh thái smart home như máy lọc không khí, công tắc, cảm biến, điều hòa, bóng đèn, smart TV...
Bên cạnh các nhóm này là sự xuất hiện của nhiều tên tuổi lớn từ nước ngoài như Siemens (Đức), Schneider (Pháp), Apple (Mỹ), Gamma (Đức), Fibari (Ba Lan), Philip Hue (Phần Lan), Samsung (Hàn Quốc) Xiaomi (Trung Quốc)… Nhóm nhà cung cấp nước ngoài có điểm mạnh là công nghệ hiện đại, nhưng điểm yếu là hệ thống phân phối, chăm sóc khách hàng, bảo dưỡng, bảo hành và truyền thông.
Báo cáo mới nhất của Statista (đơn vị nghiên cứu thị trường và dữ liệu người dùng hàng đầu thế giới) cho thấy, năm 2022, Việt Nam sẽ có 11,9% hộ gia đình sử dụng smart home. Doanh thu trung bình trên mỗi ngôi nhà thông minh được lắp đặt là 87,7 USD, tương đương 2 triệu đồng. Như vậy, trung bình mỗi ngôi nhà đang có ít nhất 1-3 thiết bị nhà thông minh.
Năm 2021, doanh thu thị trường smart home Việt Nam đạt 179 triệu USD. Dự báo thị trường này sẽ đạt 240 triệu USD vào năm 2022, 407 triệu USD vào năm 2025, 454 triệu USD vào năm 2026.
Thiết bị gia dụng thông minh đang là phân khúc chiếm tỷ trọng cao trong ngành khi chiếm hơn 50% thị phần thị trường smart home Việt Nam. 50% thị phần còn lại được chia cho các phân khúc an ninh, điều khiển - kết nối, giải trí tại gia, quản lý năng lượng và tiện nghi - chiếu sáng.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Lumi Vietnam đánh giá, thị trường smart home rộng mở với rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ do nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng cao. Có tới 64,75% người được hỏi lựa chọn thương hiệu Việt và chỉ 35,25% lựa chọn thương hiệu nước ngoài.
“Thị trường smart home tại Việt Nam đang trong giai đoạn nóng. Cạnh tranh không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước, mà còn với nhiều thương hiệu ngoại, chủ yếu đến từ châu Âu, Mỹ, Trung Quốc”, ông Tuấn Anh chia sẻ.
Tân binh làm dậy sóng thị trường
Gọi là tân binh, nhưng những tên tuổi này đã rất quen thuộc trên thị trường viễn thông - công nghệ. Những năm trước họ tham gia vào thị trường smart home bằng việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ “tăng thêm” cho khách hàng, nhưng gần đây họ đã tăng tốc, xem smart home như một ngành kinh doanh mới, chủ đạo. Điển hình là FPT, Viettel, VNPT và MobiFone.
FPT bắt đầu cung cấp các sản phẩm smart home từ nhiều năm trước, nhưng chỉ mới thực sự tăng tốc mạnh từ năm 2021. Cuối năm 2021, FPT chính thức ra mắt hàng loạt thiết bị nhà thông minh mang tên iHome. Sản phẩm gây tiếng vang nhất có lẽ là FPT Play Box S, dựa trên trợ lý ảo Google và có thể điều khiển nhà thông minh bằng tiếng Việt. FPT có các dịch vụ Internet, truyền hình, OTT, camera, sensor. Bước tiếp theo, Công ty tìm các đối tác trọng điểm để cùng mang thêm nhiều dịch vụ nữa theo định hướng không chỉ smart home, mà còn là smart living (căn hộ thông minh) cho các hộ gia đình ở Việt Nam.
“Smart home là thị trường được dự báo bùng nổ trong thời gian tới. Do đó, FPT đang đồng hành với các đối tác để mở cửa thị trường đầy tiềm năng này”, ông Lê Trọng Đức, Giám đốc công nghệ - sản phẩm FPT Telecom cho biết.
Hay như VNPT Technology bắt đầu phát triển Vconnex smart home năm 2019, nhưng đến năm 2022 mới bắt đầu tăng tốc. Điển hình là giải pháp nhà thông minh ONE Home quản lý, kết nối, điều khiển, giám sát toàn bộ thiết bị trong ngôi nhà.
Ông Nguyễn Đức Quý, CEO Vconnex cho biết, thị trường smart home Việt Nam hiện rất lớn và nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp công nghệ Việt khai thác. Doanh nghiệp Việt có nhiều lợi thế để đưa thiết bị nhà thông minh Made in Việt Nam đến gần hơn người dùng.
Còn tại Viettel, cuối năm 2021, Viettel Construction sẽ đưa ra thị trường sản phẩm smart home do chính các chuyên gia Viettel Construction nghiên cứu phát triển. Sản phẩm này có 2 phiên bản Standard (tiêu chuẩn) và bản Premium (nâng cấp), được thiết kế dựa trên thói quen và nhu cầu của chính người bản địa nhằm mang đến những trải nghiệm phù hợp nhất, giúp cuộc sống trở nên thông minh, tiện lợi hơn.
MobiFone cũng không kém cạnh khi mới tung ra sản giải pháp mHome, nền tảng IoT Platform do MobiFone tự phát triển, có thể điều khiển từ xa cho các thiết bị như camera, bóng đèn, ổ cắm, điều hòa, tivi, tủ lạnh, rèm cửa, cảm biến ánh sáng, nhiệt độ và khóa cửa. Điểm nhấn của nền tảng smart home mà MobiFone cung cấp là tích hợp AI để nó có thể học các thói quen và hành vi của gia chủ, sau đó tự động hóa các tính năng và thiết bị cho phù hợp, đem lại trải nghiệm thú vị, tiện nghi cho người dùng.
“Thị trường nhà thông minh đang rộng mở cho các doanh nghiệp. Đã có nhiều doanh nghiệp nhắm đến phân khúc khách hàng cao cấp, nhưng chúng tôi thấy rằng, nhu cầu khách hàng ở phân khúc tầm trung đang rất tiềm năng và chúng tôi đưa ra các giải pháp phù hợp cho khách hàng. Chỉ với chi phí 10 - 15 triệu đồng, khách hàng đã có thể thông minh hóa ngôi nhà của mình. Với khoảng trên 2 triệu hộ gia đình đang sử dụng dịch vụ MobiFone sẽ là những khách hàng tiềm năng mà chúng tôi nhắm tới”, ông Vũ Phi Long, Tổng giám đốc MobiFone Global cho hay.
Có thể thấy, với sự tăng tốc mạnh mẽ của “tứ đại gia công nghệ” Viettel, VNPT, MobiFone, FPT, thị trường smart home Việt Nam thời gian tới hứa hẹn diễn ra sự cạnh tranh sôi động.
-
“Vũ khí” công nghệ giúp logistics Việt Nam cạnh tranh -
Apple sắp dừng bán iPhone SE 3 và iPhone 14 tại châu Âu -
“Vũ khí” trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên công nghệ -
Cảnh báo lừa đảo đầu tư trên các sàn giao dịch tiền ảo -
1 triệu ô tô tại Việt Nam dùng trợ lý ảo Kiki Auto -
Cảnh giác với hoạt động lừa đảo trên không gian mạng dịp cuối năm -
Những đổi mới đột phá đáng mong chờ trên iPhone 17 Air
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up