-
Quảng Ninh: 725 tỷ đồng giải ngân hỗ trợ 9.014 khách hàng vay khắc phục hậu quả sau bão số 3 -
PVcomBank ra mắt nền tảng số dành cho doanh nghiệp -
Ngân hàng NCB giải bài toán vốn trung hạn cho doanh nghiệp -
Sức khỏe USD giảm, vàng vẫn khó tăng -
Ngân hàng với những thế hệ nhân sự tương lai -
Vàng biến động mạnh đầu tuần
Dưới đây là chia sẻ của chị Thu Hường, 35 tuổi, hiện sống tại TP HCM về những sai lầm khi tiết kiệm, sử dụng vật liệu cũ của gia đình mình.
Cách đây 5 năm, vợ chồng tôi xây được một ngôi nhà một trệt một lầu trên miếng đất 40 m2 ở quận 12, TP HCM. Vì phải vay mượn nên chúng tôi chỉ xây nhà đơn giản, hạn chế tối đa chi phí. Chúng tôi đi xem mấy mẫu nhà xung quanh và nhìn các thiết kế trên mạng, sau đó cùng với bác thợ xây chính, tự phác ra bản vẽ cơ bản của ngôi nhà. Chúng tôi mua một số nguyên vật liệu cũ cho rẻ, tận dụng đồ nội thất cũ mang từ nhà trọ về.
Ảnh: Repair |
Có lẽ vì không có thiết kế chuyên nghiệp nên trong quá trình ở, ngôi nhà phát sinh nhiều bất cập cần sửa chữa. Ngoài ra, chúng tôi cũng có thêm một số nhu cầu nữa, nên việc sửa nhà cứ diễn ra lắt nhắt thường xuyên. Chúng tôi thường tự mình làm, lúc thì nhờ thêm anh em bạn bè, từ việc nhẹ như sơn tường đến việc nặng như nâng nền, lát gạch. Chồng tôi nhẩm tính, tự làm sẽ tiết kiệm được tiền thuê thợ, chứ anh cũng hiểu là không thể đẹp bằng thợ. Tuy nhiên, càng ngày tôi càng nhận ra, tự làm chúng tôi không tiết kiệm được bao nhiêu, vì tốc độ làm rất chậm.
Tự sửa nhà đồng nghĩa với việc chúng tôi phải giảm thời gian cho việc kiếm tiền chính, cả chồng (đang chạy xe công nghệ) và tôi (làm kế toán).
Không chỉ tự mình sửa, mà chồng tôi còn tận dụng tối đa đồ cũ, và nhiều khi vì món đồ cũ tận dụng được mà sửa nhà. Năm ngoái, nhân dịp nhà ông cậu sửa nhà, bỏ đi bộ cửa ra vào bằng kính, chồng tôi xin về lắp vào làm lớp cửa thứ hai ở nhà mình. Bộ cửa nhỏ hơn khung cửa cũ nhà tôi, chồng tôi phải hì hục xây trát thêm để lắp vừa, dù tôi thấy lớp cửa này không thật cần thiết.
Hồi tháng ba vừa rồi, chúng tôi quyết định làm thêm một lớp mái tôn lớn hơn dưới mái hiên cũ để trời nắng đỡ nóng và trời mưa không bị hắt nước. Thay vì mua sắt, tôn mới và thuê thợ (dự kiến làm nửa ngày), tốn khoảng 1,5 triệu, chồng tôi tận dụng được mấy thanh sắt cũ đem hàn lại và mảnh tôn cũ đem gò ra cho thẳng. Nửa buổi hàn không đeo kính bảo hộ, chồng tôi bị đau mắt, phải nằm nhà chườm đá và uống thuốc. Tính ra ba ngày nghỉ ở nhà vì cái mái hiên, anh mất khoản thu nhập 3 triệu đồng, gấp đôi số tiền bỏ ra thuê thợ. Chưa hết, thanh sắt hơi yếu nên đã bị gẫy trong mấy hôm Sài Gòn mưa to, khiến mái tôn xệ xuống. Sau đó, chúng tôi lại phải sửa lại mái hiên.
Tôi để ý thấy tận dụng đồ cũ nhiều khi tưởng tiết kiệm mà không phải vậy. Chẳng đâu xa, cái vòi nước ở chậu rửa bát nhà chúng tôi dùng lâu, bị nhờn và lỏng, khiến nước rò rỉ, hai vợ chồng sửa lại bằng cách quấn cao su, nhưng nước vẫn rò và khi sử dụng phải nhẹ tay. Mấy tháng liền, lượng nước dùng của nhà chúng tôi đều gần 20 khối, đóng tiền nước mất khoảng 200.000 đồng. Sau đó, thấy tiền nước nhiều quá, mà vòi nước trông mất thẩm mỹ, chồng tôi thay một cái vòi mới, giá 430.000 đồng nhưng sau đó, tiền nước tôi phải đóng mỗi tháng chỉ còn 130.000 đồng. Tính ra, nửa năm để nước rò rỉ khi dùng đồ cũ bằng số tiền chúng tôi cần để mua đồ mới.
-
Ngân hàng với những thế hệ nhân sự tương lai -
Vàng biến động mạnh đầu tuần -
HDBank triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường kiện toàn nhân sự cấp cao -
Tặng đến 1 triệu đồng khi nhận kiều hối qua thẻ Sacombank Visa -
Lỗ hổng trong thẩm định hồ sơ mở thẻ tín dụng -
KBank dẫn đầu với danh hiệu "Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Thái Lan" 15 năm liên tiếp -
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử