
-
Mỹ, Canada sẽ nối lại đàm phán thương mại
-
Canada rút lại thuế dịch vụ kỹ thuật số sau khi Mỹ ngừng đàm phán thương mại
-
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada
-
ECB có khả năng tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất khi lạm phát đã ổn định ở mức dưới 2%
-
Mỹ, Trung Quốc đã xác nhận nội dung chi tiết của thỏa thuận thương mại -
Kinh tế Mỹ suy giảm 0,5% trong quý I/2025
![]() |
Ông Rhee Chang-yong, tân Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc. Ảnh: AFP |
"Áp lực lạm phát đang gia tăng và đồng thời tăng trưởng được dự đoán sẽ thấp hơn kết quả đạt được trước đó", ông Rhee Chang-yong, tân Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc nhận định hôm 21/4.
Trên thực tế, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 của Hàn Quốc đã tăng nhanh nhấp trong hơn một thập kỷ qua, do giá năng lượng và hàng hóa leo thang đột biến vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Cụ thể, chỉ số CPI tháng 3 tăng 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Cơ quan Thống kê Hàn Quốc. Đây là mức tăng CPI nhanh nhất kể từ tháng 12/2011 và bỏ xa dự báo của các nhà kinh tế với hãng tin Reuters.
Nếu không tính giá năng lượng và thực phẩm, lạm phát lõi tháng 3 của Hàn Quốc tăng 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá thuê nhà và dịch vụ ăn uống ngoài trời ở nước này lần lượt tăng 2,0% và 6,6% trong khi giá xăng dầu tăng vọt 31,2%.
Lạm phát tăng cao đặt Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc trước áp lực tăng lãi suất hơn nữa, dù cơ quan này đã tăng 75 điểm cơ bản lãi suất dù kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện.
Trong nỗ lực bình ổn giá xăng dầu, chính phủ Hàn Quốc mới đây cho biết sẽ nâng mức cắt giảm thuế đối với các sản phẩm dầu mỏ từ 20% lên 30% trong vòng 3 tháng nhằm giảm thiểu tác động của giá năng lượng tăng sốc vì xung đột Nga - Ukraine.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cho rằng: "Sự đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát đang gia tăng sức ép lên chính sách tiền tệ và đã đến lúc phải cân bằng giữa hai vấn đề này".
Tuần trước, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc dự đoán tăng trưởng năm 2022 của nước này sẽ thấp hơn mức tăng trưởng 3% ghi nhận trong tháng 2, điều này buộc họ phải tập trung nhiều hơn cho việc hỗ trợ nền kinh tế trong năm nay.
Cũng trong tuần trước, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã nâng lãi suất cơ bản lên 1,5%, mức cao nhất kể từ tháng 8/2019, trong một động thái mạnh tay hơn để ứng phó lạm phát đang tăng cao và đe dọa sự phục hồi của nền kinh tế.
Giới phân tích dự đoán lãi suất cơ bản sẽ tiếp tục được đẩy lên cao và đạt mức 2% vào cuối năm nay.
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc dự kiến sẽ điều chỉnh dự báo tăng trưởng vào tháng 5 tới. Theo Thống đốc Rhee, cuộc khủng hoảng ở Ukraine, việc Mỹ siết chặt chính sách tiền tệ và đợt bùng phát Covid-19 mạnh gần đây ở Trung Quốc là những yếu tố ngắn hạn chi phối tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc trong bối cảnh lạm phát tăng cao.
Người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cũng cảnh báo rằng trong dài hạn, kinh tế Hàn Quốc có thể sẽ rơi vào đình trệ do dân số già đi, năng suất sụt giảm và điều này rất khó khắc phục nếu tình hình như hiện nay tiếp tục kéo dài.
Ông Rhee Chang-yong được Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in chính thức phê duyệt bổ nhiệm làm Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc vào ngày 20/4, một ngày sau khi được Quốc hội phê chuẩn.

-
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada -
ECB có khả năng tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất khi lạm phát đã ổn định ở mức dưới 2% -
Mỹ, Trung Quốc đã xác nhận nội dung chi tiết của thỏa thuận thương mại -
Kinh tế Mỹ suy giảm 0,5% trong quý I/2025 -
Thị trường M&A Nhật Bản lập kỷ lục giao dịch 232 tỷ USD -
Tổng thống Trump: Chiến sự Trung Đông đã chấm dứt, Mỹ - Iran sẽ đàm phán tuần tới -
Thủ tướng Trung Quốc kêu gọi không biến thương mại thành vấn đề chính trị hoặc an ninh
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn