-
Đề nghị xử lý nghiêm các hành vi bạo hành trẻ em -
Ông Hồ Văn Mừng làm Chủ tịch UBND tỉnh An Giang -
Thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu đã đóng toàn bộ các cửa xả -
Hải Phòng hỗ trợ 3 triệu đồng/tháng cho các hộ dân di dời khỏi chung cư cũ nguy hiểm -
An Giang có tân Phó bí thư Tỉnh ủy -
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 18,6% sau 8 tháng năm 2024
Ông Lê Xuân Thành - Phó vụ trưởng Vụ Lao động Tiền lương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết đang đề nghị giãn lộ trình điều chỉnh lương theo 2 phương án. Cụ thể, theo phương án một, lương sẽ đáp ứng nhu cầu tối thiểu năm 2017 với mức tăng bình quân khoảng 16,5-20% một năm tùy theo từng vùng. Phương án 2 là đảm bảo đáp ứng nhu cầu tối thiểu năm 2016 với mức tăng bình quân chung khoảng 18-23% một năm.
Bộ Lao động dự kiến trình Chính phủ về việc thực thi theo phương án 2. Trong quá trình thực hiện, nếu điều kiện thuận lợi sẽ điều chỉnh tăng nhanh hơn.
Đến năm 2016, lương tối thiểu sẽ đáp ứng nhu cầu sống thấp nhất của người lao động. Ảnh: Hoàng Hà |
Trước đó, Đề án đã trình Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về lộ trình tăng lương xác định đến 2015 sẽ đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu. Như vậy trong năm 2013, mức điều chỉnh dự kiến là 35-37%; 2014 tăng 25-27% và 2015 tăng 20-25%. Sau khi đạt nhu cầu sống tối thiểu của người lao động vào 2015, hằng năm sẽ điều chỉnh mức lương tối thiểu theo trượt giá cộng với một phần tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, Bộ Lao động nhận định, nếu điều chỉnh theo đúng lộ trình này thì doanh nghiệp sẽ không chịu được, một số đơn vị có thể phá sản.
Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội cho biết, để tăng lương khu vực Nhà nước, điều quan trọng nhất phải làm hiện nay là phải cắt giảm bộ máy. "Ngân sách có hạn, trong khi lượng công chức ngày một tăng còn năng suất lao động lại giảm. Do đó, việc cải cách bộ máy cồng kềnh, cắt giảm biên chế là điều quan trọng nhất cần phải làm lúc này", ông Lợi cho hay.
Còn ở khu vực doanh nghiệp, các chuyên gia cho rằng, vẫn có thể tăng theo lộ trình vì nó hoàn toàn phụ thuộc vào cơ chế thị trường. Tuy nhiên, thực chất, ở nhiều đơn vị, việc tăng lương này phụ thuộc vào năng lực thỏa thuận của người lao động.
"Vai trò của công đoàn thường hạn chế nên một số doanh nghiệp ép tiền lương sát mức tối thiểu, trong khi số tiền này chỉ đảm bảo 70% nhu cầu thấp nhất. Năm 2012 xảy ra 506 cuộc đình công mà 80% nguyên nhân vẫn là tranh chấp về tiền lương, phụ cấp", ông Thành cho hay. Do đó, bài toán đặt ra là phải nâng cao vai trò của công đoàn trong việc thương lượng, thỏa thuận lương cho người lao động.
Tuy nhiên, bà Văn Thu Hà, đại diện Oxfam (Tổ chức Liên minh chống nạn đói và nghèo khổ) cho rằng, không nên tách biệt mức lương tối thiểu khu vực hưởng lương ngân sách và doanh nghiệp. "Mức sống tối thiểu của người lao động ở khu vực nào cũng như nhau. Do đó, sẽ không logic nếu tách biệt lương tối thiểu giữa 2 khu vực này", bà Hà nói
Theo ông Bùi Sỹ Lợi, những giải pháp điều chỉnh, cải cách tiền lương sẽ một lần nữa được đưa ra mổ xẻ tại một cuộc hội thảo do Ủy ban Các vấn đề xã hội thảo luận tổ chức vào ngày 26/4 tới đây.
Ngọc Minh
Theo Vnexpress
-
Hải Phòng hỗ trợ 3 triệu đồng/tháng cho các hộ dân di dời khỏi chung cư cũ nguy hiểm -
An Giang có tân Phó bí thư Tỉnh ủy -
Tập trung cao độ gỡ khó về thể chế, dồn sức cho phát triển kinh tế -
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 18,6% sau 8 tháng năm 2024 -
Kiểm soát chặt lạm phát, bình ổn giá cả -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều động, bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo, quản lý -
Triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân sống ngoài bãi sông
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang
- Bốn nhà đầu tư tham gia đấu thầu gói thầu số 5 của Cấp nước Đồng Nai
- C.P. Việt Nam không ngừng đầu tư cho chuyển đổi xanh
- An tâm đồng hành cùng PJICO, khách hàng vững vàng vượt bão Yagi