-
SSIAM “bắt tay” VPBankS khai thác sản phẩm quỹ mở tại Việt Nam -
Sắc đỏ áp đảo, VN-Index quay đầu điều chỉnh sau chuỗi 3 phiên tăng -
Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử -
Sửa đổi Nghị định 155: Doanh nghiệp có thể sắp “hết cửa” tuỳ ý khoá room ngoại -
Các quỹ ETF tăng rút ròng trên thị trường chứng khoán -
VN-Index tăng phiên thứ ba, tiến gần 1.274 điểm
Sáng nay, 7/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia.
Đối với Dự thảo Luật Kiểm toán sửa đổi, quy định đáng chú ý là tăng mức tiền xử phạt lên 20 lần. Theo đó, dự thảo quy định mức phạt tiền tối đa là 2 tỷ đồng (đối với tổ chức) và 1 tỷ đồng (đối với cá nhân). Mức xử phạt hiện tại đang là 100 triệu đồng với tổ chức và 50 triệu đồng với cá nhân. Bên cạnh đó, dự thảo cũng tăng thời hiệu xử phạt tối đa lên 5 năm thay vì 1 năm như hiện nay.
Đại biểu Thái Thị An Chung (Nghệ An) cho rằng, quy định trên có nhiều điểm chưa phù hợp.
Thứ nhất, theo Luật Xử lý vi phạm hành chính, mức phạt tối đa 1 tỷ đồng chỉ được áp dụng đối với vi phạm trong lĩnh vực quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa, quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác, bảo vệ môi trường, thuỷ sản. Do đó, mức phạt tối đa trong dự thảo Luật Kiểm toán độc lập sửa đổi là chưa phù hợp.
Thứ hai, thời hiệu xử phạt dự thảo đưa ra là 5 năm, trong khi quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính thời hiệu xử phạt tối đa là 2 năm.
Hơn nữa, hiện nay, việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực về kiểm toán và kế toán được điều chỉnh chung bằng Nghị định 41/2018/NĐ-CP bởi 2 lĩnh vực này có tính chất khá tương đồng. Nếu điều chỉnh tăng mức phạt vi phạm hành chính đối với kiểm toán thì câu hỏi đặt ra là có điều chỉnh tăng trong lĩnh vực kế toán hay không?
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc. |
Đại biểu cũng băn khoăn về việc nâng mức phạt trong lĩnh vực kiểm toán lên gần với lĩnh vực có mức phạt cao nhất là chứng khoán liệu đã là hợp lý chưa nếu so sánh với tính chất, mức độ và hậu quả vi phạm?
Có thể nhận thấy vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán ảnh hưởng trực tiếp, ngay lập tức và tới hàng trăm, hàng ngàn, thậm chí là hàng triệu giao dịch cũng như nhà đầu tư. Trong khi đó, vi phạm trong lĩnh vực kiểm toán ảnh hưởng gián tiếp, có độ trễ và phạm vi ảnh hưởng hẹp hơn rất nhiều.
Đại biểu tán thành quan điểm phải tăng mức xử phạt và tăng thời hiệu xử phạt để đảm bảo tính răn đe đối với doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên vi phạm, song đề nghị chỉ nên tăng mức xử phạt tối đa lên gấp đôi thay vì tăng gấp 20 lần như hiện nay.
“Nếu quy định như dự thảo thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới việc phát triển ngành kiểm toán độc lập Việt Nam, một ngành đang cần số nhân sự gấp 3-4 lần con số hiện nay so với quy mô của thị trường”, đại biểu Thái Thị An Chung (Nghệ An) kiến nghị.
Đại biểu Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh) cũng cho rằng, quy định về mức xử phạt và thời hiệu xử phạt trong Dự thảo Luật Kiểm toán độc lập không phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành. Tuy nhiên, đại biểu này kiến nghị sửa Luật Xử lý vi phạm hành chính thay vì hạ mức xử phạt trong Dự thảo Luật Kiểm toán độc lập sửa đổi.
Theo đại biểu Đỗ Thị Lan, tăng mức xử phạt hành chính với cá nhân lên 20 lần là phù hợp. Riêng với tổ chức, mức phạt hành chính tối đa 2 tỷ đồng là thấp, nên nâng lên 3 tỷ đồng (tăng 30 lần so với quy định hiện hành). Lý do nâng mức phạt với công ty kiểm toán vi phạm là để đảm bảo tính răn đe và để tương xứng với quy mô các công ty kiểm toán hiện nay. Hiện nhiều công ty kiểm toán lớn có doanh thu trên 500 tỷ đồng, thậm chí có công ty 1.000 tỷ đồng nên nâng mức xử phạt là phù hợp.
Hồi âm ý kiến cho rằng mức phạt với kiểm toán viên và công ty kiểm toán quá cao, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, nếu xử phạt theo mức như luật hiện hành sẽ không đảm bảo răn đe. Do đó, với lĩnh vực đặc thù này cần phải phạt nặng. Thời hiệu xử phạt cũng cần phải kéo dài hơn, bởi nếu quy định chỉ 1-2 năm thì nhiều trường hợp khi kiểm tra ra đã quá thời hiệu xử phạt.
-
Các quỹ ETF tăng rút ròng trên thị trường chứng khoán -
VN-Index tăng phiên thứ ba, tiến gần 1.274 điểm -
DSC dự báo nguy cơ đánh mất thị phần của chứng khoán VNDirect -
Góc nhìn TTCK tuần 9-14/12: Thời điểm phù hợp tích lũy các cổ phiếu tốt -
Nhà đầu tư cá nhân mở mới tài khoản chứng khoán thấp nhất 5 tháng -
Vi phạm hàng loạt quy định, Tài chính Hoàng Huy nhận án phạt -
Chứng khoán Asean muốn tăng vốn, dự kiến chi mạnh cho margin
- Việt Nam tham gia hợp tác nhân giống cà phê robusta toàn cầu
- FPT và RWE hợp tác thúc đẩy tầm nhìn chung về chuyển đổi năng lượng xanh
- Ghi âm trong quá trình tư vấn bảo hiểm tại MAP Life: Minh bạch để bảo vệ quyền lợi khách hàng
- Quỹ đầu tư Princeton đến Tập đoàn Ngân Tín tìm kiếm cơ hội hợp tác
- Bloom Beauty đưa dược mỹ phẩm hàng đầu Hoa Kỳ về Việt Nam
- Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (Mã chứng khoán: NKG) thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng