Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 09 tháng 09 năm 2024,
Tăng tiêu thụ trong nước để hỗ trợ tăng trưởng
Minh Nhung - 12/05/2017 19:17
 
Tiêu thụ trong nước biểu hiện chủ yếu là tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (TMBL) có tác động ngược nhau, vừa kích cầu hỗ trợ tăng trưởng, vừa gây áp lực đối với lạm phát.
.

Quy mô TMBL của Việt Nam tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái lớn lên tương đối nhanh, từ trên 50 tỷ USD năm 2008 vượt qua mốc 160 tỷ USD năm 2016, nằm trong tốp 30 thị trường hấp dẫn nhất thế giới. TMBL/tiêu dùng cuối cùng đối với Việt Nam ngày một lớn, từ dưới 70%, nay đã trên 90%.

Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, thì TMBL 4 tháng đầu năm nay chỉ tăng 6,7%, thấp hơn tốc độ tăng 7,8% của cùng kỳ năm trước và chỉ tương đương tốc độ tăng GDP theo kế hoạch đề ra cho cả năm (6,7%). Xét cơ cấu TMBL (giá thực tế) của 4 tháng đầu năm 2017, thì thương nghiệp thuần túy (bán lẻ hàng hóa) vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu (75,4%); còn các dịch vụ khác chiếm tỷ trọng còn nhỏ. Theo kế hoạch năm 2017, tốc độ tăng GDP năm nay cao hơn so với tốc độ tăng của năm 2016 (6,7% so với 6,21%).

Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu năm 2017 chậm lại so với năm 2016 (6-7% so với 8,6%), chuyển từ xuất siêu sang nhập siêu. Thực tế nhập siêu 4 tháng đầu năm 2017 là 2.736 triệu USD, bằng 4,5% kim ngạch xuất khẩu.

Từ các diễn biến trên, có thể rút ra các nhận xét đáng lưu ý cho năm 2017. Ở đầu vào, để “bù” lượng vốn đầu tư ít hơn, thì mấu chốt là nâng cao hiệu quả đầu tư, tức là giảm suất đầu tư tăng trưởng (từ 5,3 lần của năm 2016 xuống còn 4,7 lần theo mục tiêu năm 2017).

Để bù cho đầu vào thấp hơn kế hoạch thì phải tăng đầu ra. Cụ thể, phải tăng tiêu thụ trong nước (tức là tăng TMBL), trên cơ sở tăng dung lượng thị trường để “bù” cho sự chậm lại của tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu và ứng phó với nhập siêu.

Tổng thu nhập và thu nhập bình quân đầu người tăng là tiền đề cho chi tiêu dùng để mua bán trên thị trường tăng lên...

Yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu tác động đến dung lượng thị trường tiêu thụ trong nước là tăng tổng thu nhập và thu nhập bình quân đầu người. Hiện có một số điểm liên quan: tăng tổng GDP và GDP giá thực tế bình quân đầu người; tăng khởi nghiệp, hạn chế phá sản, tạm ngừng hoạt động; kích cầu, tăng lương tối thiểu và nới lỏng chính sách tiền tệ. Tổng thu nhập và thu nhập bình quân đầu người tăng là tiền đề cho chi tiêu dùng để mua bán trên thị trường tăng lên, tức là tăng tỷ lệ tiêu dùng thông qua mua bán trên thị trường, giảm tính tự cấp, tự túc. Những hạn chế, bất cập của thị trường Việt Nam thể hiện ở nhiều điểm. Về cơ chế, hầu hết các mặt hàng đã có tính thị trường, nên giá cả đã được xác định thông qua quy luật cung- cầu, quy luật giá trị.

Trong khi đó, thời gian chỉ còn rất ít theo cam kết khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), phải trở thành nền kinh tế thị trường. Do vậy, cần tạo điều kiện và tạo sức ép để thực hiện giá thị trường trên cơ sở thị trường cạnh tranh, hạn chế độc quyền, trong đó vấn đề quan trọng nhất là vấn đề sở hữu, cái gốc của cạnh tranh.

Ở đầu ra, cần khai thác các nguồn lực để xuất khẩu; kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng mà Việt Nam đã sản xuất được; kiểm tra, quyết liệt ngăn chặn tình trạng bán phá giá, nhập lậu, gian lận thương mại, an toàn thực phẩm…

Thủ tướng: ASEAN cần tạo động lực tăng trưởng mới từ đổi mới sáng tạo
Phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị WEF ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, để duy trì sự phát triển năng động và sức cạnh tranh,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư