
-
Đóng điện thành công đường dây 500 kV Phố Nối - Thường Tín
-
TP.HCM khởi công mở rộng Quốc lộ 13 vào quý II/2026
-
Gỡ vướng về vật liệu xây dựng để đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm phía Nam
-
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc để tháo gỡ, giải quyết
-
Tiến độ thi công “rùa” tại Cụm công nghiệp Quế Thọ 3 -
Thông luồng vào dự án PPP giao thông
![]() |
Áp lực lạm phát tăng cao lại được đặt trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chưa cao và Chính phủ đang nỗ lực dồn sức cho tăng trưởng. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Nói như vậy là vì dù lạm phát của Việt Nam vẫn đang ở mức thấp - với CPI tháng 4 không thay đổi so với tháng 3 trước đó, CPI bình quân 4 tháng tăng 4,8% so với bình quân cùng kỳ năm 2016, song có rất nhiều yếu tố đã và sẽ gây sức ép lên giá cả thị trường những tháng cuối năm.
Dễ thấy nhất là với thông điệp nhất quán của Chính phủ, theo đó sẽ nỗ lực đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% trong năm nay, với 3 quý còn lại của năm cần đạt mức tăng GDP lần lượt là 6,26%; 7,29% và 7,49%, chắc chắn sẽ có nhiều giải pháp được thực thi. Trong đó, thúc đầu tư, đưa vốn vào nền kinh tế là “liều thuốc” sẽ được áp dụng. Điều này có thể gây sức ép lên lạm phát.
4 tháng đầu năm, dư nợ tín dụng đã tăng 4,86% so với tháng 12/2016, khá cao so với mức tăng 2,99% cùng kỳ năm trước. Dư nợ tín dụng tăng cao nếu không được đưa vào đúng chỗ thì hệ lụy không phải là nhỏ. Tương tự, vốn đầu tư toàn xã hội nếu không được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, cũng sẽ gây áp lực lên giá cả thị trường.
Ngay tại thị trường trong nước, sức ép tăng giá cũng rất lớn. Chỉ riêng chuyện giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý như phí dịch vụ y tế, giáo dục, giá điện vẫn tiếp tục lộ trình tăng nhằm tiếp cận giá thị trường, lương cơ bản điều chỉnh tăng... cũng sẽ làm tăng chỉ số giá trong năm 2017.
Tính toán của Tổng cục Thống kê, nếu giá điện tăng 5% sẽ khiến CPI tăng 0,13%, chỉ số giá sản xuất (PPI) tăng 0,36%, làm tăng trưởng GDP giảm khoảng 0,22 điểm phần trăm. Nếu giá điện tăng 10% sẽ làm CPI tăng 0,27%, PPI tăng 0,72%, làm tăng trưởng GDP giảm khoảng 0,43 điểm phần trăm. Đó là chưa kể giá cả thị trường trong những tháng cuối năm thường chịu nhiều áp lực tăng giá.
Trong khi đó, ở thị trường nước ngoài, chuyện đồng USD được dự báo sẽ tăng giá trở lại trong năm nay; giá dầu thế giới duy trì đà hồi phục từ cuối năm 2016 và có thể tăng trong bối cảnh bất ổn về địa chính trị ở một số khu vực leo thang, giá vàng thế giới biến động… là những nhân tố sẽ tác động khá lớn tới giá hàng hóa thế giới. Hơn nữa, thị trường hàng hoá thế giới cũng sẽ rất khó lường trước những chính sách điều hành kinh tế khó đoán của Tổng thống Mỹ Donal Trump, trước tiến trình đàm phán Brexit của Anh và EU...
Là nền kinh tế có độ mở cao, nên nguy cơ “nhập khẩu” lạm phát là hiện hữu với Việt Nam. Cộng hưởng tất cả các yếu tố trên, không khó để nhận ra, áp lực lạm phát tăng trong năm nay là không hề nhỏ. Câu chuyện còn nằm ở chỗ, áp lực lạm phát tăng cao lại được đặt trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chưa cao và Chính phủ đang nỗ lực dồn sức cho tăng trưởng.
Một quyết định tăng giá điện, tăng giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu không đúng lúc có thể tác động tiêu cực tới giá cả thị trường cũng như tăng trưởng kinh tế. Một chính sách tiền tệ và thậm chí là cả tài khóa để thúc đẩy tăng trưởng, nếu không được điều hành tốt thì vừa gây áp lực lên lạm phát, vừa không tác động nhiều tới tăng trưởng kinh tế… Trong bối cảnh như vậy, nếu không cẩn trọng và khéo léo trong điều phối vĩ mô, thì lạm phát vẫn tăng trong khi “trái ngọt” tăng trưởng không được như kỳ vọng.
Chính phủ đã nhận rất rõ điều này, nên trong phiên họp thường kỳ tháng 4 vừa qua đã nhấn mạnh việc tiếp tục điều hành duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, coi đây là điều kiện tiên quyết để thực hiện mục tiêu tăng trưởng trong ngắn hạn và cơ cấu lại nền kinh tế trong dài hạn. Điều quan trọng hiện nay là các cấp thực thi điều phối vĩ mô ra sao để tránh gây tổn thương cho nền kinh tế.

-
Thông luồng vào dự án PPP giao thông -
Tiến độ thi công “rùa” tại Cụm công nghiệp Quế Thọ 3 -
EVN và tỉnh Quảng Trị họp bàn đẩy nhanh tiến độ các dự án lưới điện truyền tải -
Làn sóng đầu tư mới đổ về Cần Giờ -
Khởi công tuyến cao tốc từ TP. Cà Mau đến Đất Mũi trước ngày 2/9/2025 -
Danh mục các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt -
Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Tây Ban Nha
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 8/4
-
2 Đề xuất bố trí vốn đầu tư tuyến đường 5.200 tỷ đồng kết nối TP.HCM với Long An
-
3 Dòng đầu tư vào Việt Nam sẽ không bị cản bước
-
4 TP.HCM tổ chức roadshow quốc tế để thông tin việc đầu tư các tuyến metro
-
5 Bộ Tài chính nêu quan điểm chọn nhà đầu tư cho cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển