
-
Nghị quyết phát triển kinh tế tư nhân sẽ đề xuất nhiều giải pháp mạnh mẽ, cụ thể
-
Công nghiệp tiếp tục là trụ đỡ cho tăng trưởng của Quảng Nam
-
Quý I/2025, GRDP Hải Phòng tăng 11,07%, xếp thứ 6 cả nước
-
TP.HCM mời doanh nghiệp đăng ký làm nhà ở thương mại theo cơ chế thí điểm
-
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương có phương án khai thác hiệu quả Sân vận động quốc gia Mỹ Đình -
Ưu tiên thu hút người tài trực tiếp quản lý, bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chiều 11/5, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các tỉnh vùng Đông Nam bộ tổ chức hội nghị ngành ngân hàng góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng Đông Nam Bộ tại TP.HCM.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 4/2023, tăng trưởng kinh tế khu vực đang có xu hướng chậm lại và thấp hơn cả nước. Trong đó, một số tỉnh, thành phố có mức tăng GRDP quý I/2023 ở mức thấp như: TP.HCM tăng 0,7%, Bình Dương tăng 1,15%, Tây Ninh tăng 2,2%, Đồng Nai tăng 3,3% và Bà Rịa – Vũng Tàu tăng trưởng âm với mức giảm 4,75%.
Ngoài ra, đến hết quý I/2023, khu vực Đông Nam bộ với mạng lưới gần 3.500 chi nhánh tổ chức tài chính, phòng giao dịch nhưng quỹ tín dụng nhân dân huy động vốn đạt trên 4,1 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 1/3 huy động toàn quốc, giảm 0,75% so với cuối năm 2022 và thấp hơn mức tăng chung của cả nước quý I là 1,24%. Tín dụng toàn khu vực đạt gần 4,3 triệu tỷ đồng, chiếm gần 35% dư nợ toàn quốc, tăng 1,72% so với cuối năm 2022 và thấp hơn mức tăng chung của cả nước quý I là 2,61%.
![]() |
Hội nghị “Ngành ngân hàng góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng Đông Nam Bộ”. |
Trong đó, dư nợ ngành nông, lâm, thủy sản đạt trên 135 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,2% dư nợ tín dụng vùng; ngành công nghiệp và xây dựng đạt gần 1,1 triệu tỷ đồng, chiếm 26%; ngành dịch vụ đạt khoảng 2,96 triệu tỷ, chiếm 70,8%.
Tín dụng ở các lĩnh vực như nông nghiệp, nông thôn đạt khoảng 633 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 15% dư nợ khu vực; doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 1,04 triệu tỷ đồng, chiếm 25% dư nợ khu vực.
Đặc biệt, tín dụng bất động sản cả nước đạt khoảng 2,67 triệu tỷ đồng, tăng 3,51% so với cuối năm 2022, chiếm 21,83% tổng dư nợ nền kinh tế, tỷ lệ nợ xấu là 2,12%. Trong đó, dư nợ bất động sản khu vực Đông Nam Bộ gần 1,1 triệu tỷ đồng, giảm 1,74% so với cuối năm 2022, chiếm tỷ trọng 41,12% tổng dư nợ tín dụng bất động sản.
Có thể thấy, ngoài những mặt tích cực, thời gian qua vùng Đông Nam Bộ còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Từ đó dẫn đến thực trạng thị trường bất động sản khu
vực tiếp tục khó khăn cung, cầu; số vốn đăng ký doanh nghiệp thành lập mới giảm và số doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động tăng so với cùng kỳ.
Không những thế, giải ngân đầu tư công còn chậm, đến tháng 4/2023, giải ngân đạt khoảng 10.805 tỷ đồng, đạt 9,26% kế hoạch, thấp hơn mức trung bình cả nước là 15,65%. Trong đó 3 tỉnh, thành phố giải ngân thấp gồm TP.HCM đạt 3,48% kế hoạch, Đồng Nai 11,58%, Bình Dương 13,16%.

-
TP.HCM mời doanh nghiệp đăng ký làm nhà ở thương mại theo cơ chế thí điểm -
Chính phủ thành lập tổ phản ứng nhanh sau khi Mỹ công bố áp thuế đối ứng -
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương có phương án khai thác hiệu quả Sân vận động quốc gia Mỹ Đình -
Ưu tiên thu hút người tài trực tiếp quản lý, bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh -
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” khi Mỹ điều chỉnh thuế quan -
Tổng Bí thư Tô Lâm: Vươn mình trong hội nhập quốc tế -
Thuế 46% đối với Việt Nam: Chuyển dịch chuỗi cung ứng, định hình lại trật tự kinh tế toàn cầu?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn