
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt
Điều đó là quan trọng và cần thiết, nhất là trong bối cảnh tăng trưởng GDP quý I/2018 vừa được công bố ở mức cao, lên tới 7,38% - cao nhất trong 10 năm qua. Với nền kinh tế Việt Nam, khi tăng trưởng GDP ở mức cao, thì luôn xuất hiện những mối lo về việc sức ép lạm phát cao sẽ theo đó mà tăng lên. Hơn nữa, chỉ nhìn vào những con số, cũng đã có thể thấy sức ép lạm phát là có thật, dù CPI tháng 3 đã giảm so với tháng trước, chứ không tăng mạnh như hai tháng đầu năm và dù bình quân CPI 3 tháng năm nay cũng thấp hơn so với bình quân CPI 2 tháng đầu năm (CPI bình quân hai tháng đầu năm nay tăng 2,9% so với cùng kỳ - PV).
Điều quan trọng là không chỉ các chuyên gia kinh tế, mà cả Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ cũng thừa nhận rằng, từ nay tới cuối năm, có nhiều yếu tố gây sức ép lên mặt bằng giá.
Đó là sẽ tiếp tục có nhiều địa phương điều chỉnh giá khám chữa bệnh đối với người không có thẻ bảo hiểm y tế, thậm chí điều chỉnh cả giá dịch vụ giáo dục.
Đó là sức ép đến từ giá xăng dầu, khi nhiều dự báo cho thấy, giá dầu thế giới năm nay có thể lên tới 70-80 USD/thùng. Chưa kể, thuế môi trường đối với xăng dầu cũng sẽ tăng, tác động tới giá xăng dầu và giá nhiều mặt hàng khác trong nước.
Đó là sức ép đến từ việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa tăng lãi suất đồng USD trong tháng 3 này và có khả năng còn tăng 3 đợt nữa trong năm nay, cùng những thay đổi trong chính sách thuế của Mỹ có thể tác động tới kinh tế, thương mại và đầu tư thế giới, qua đó tác động tới tỷ giá, tới giá trị đồng Việt Nam, tới giá cả thị trường quốc tế và trong nước…
Đó còn là sức ép đến từ việc để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chính sách tiền tệ, tài khóa có thể được nới lỏng hơn, là sức ép từ hoạt động thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp lớn dự kiến sẽ cấp tập hơn trong năm nay.
Như vậy, nếu không cẩn trọng, không điều tiết việc hút vốn nước ngoài để cung ứng tiền đồng ra thị trường sao cho phù hợp, thì sẽ gây áp lực không nhỏ lên lãi suất và tỷ giá, lên mục tiêu kiểm soát lạm phát của Việt Nam.
Tại phiên họp mới đây của Ban Chỉ đạo điều hành giá, quan điểm nhất quán của Chính phủ một lần nữa đã được khẳng định, rằng sẽ kiên quyết ổn định kinh tế vĩ mô, giữ lạm phát ở mức dưới 4% như mục tiêu đề ra. Các kịch bản giá cũng đã được Tổng cục Thống kê và các cơ quan quản lý xây dựng, trong đó có hai kịch bản lạm phát dưới 4%, một kịch bản có khả năng lạm phát sẽ lên cao hơn mức trên.
Điều này càng khẳng định rằng, áp lực lạm phát cao trong năm nay là có thật. Do vậy, càng phải cẩn trọng trong điều hành, bao gồm cả điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa linh hoạt, để làm sao có thể kiểm soát lạm phát trong mục tiêu mà Quốc hội đã quyết nghị.

-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới -
Đổi tên 2 trường đại học tại TP. Hà Nội -
Quảng Ngãi kiện toàn các nhân sự chủ chốt cấp tỉnh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower