Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Tạo nền tảng quan trọng trong quan hệ Việt Nam - EU
Nguyên Đức - 17/10/2014 06:57
 
() Chuyến thăm châu Âu từ ngày 13 đến 18/10 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng được kỳ vọng tạo thêm động lực thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - châu Âu.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Doanh nghiệp Phần Lan tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam
Báo Đầu tư- VIR qua đánh giá của các Đại sứ
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải thăm, làm việc tại châu Âu

Trong chuyến thăm Liên minh châu Âu của Thủ tướng Chính phủ, hai bên đã ra Tuyên bố chung về định hướng kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), một hiệp định được đánh giá sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và EU.

  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Liên bang Đức Angela Merkel  
  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức Angela Merkel họp báo sau cuộc Hội đàm chính thức. Nhiều năm liền, Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong EU. Ảnh: TTXVN  

Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Manuel Barroso đã tái khẳng định tầm quan trọng của việc sớm kết thúc đàm phán EVFTA, với vai trò là công cụ chủ chốt để làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác toàn diện và tăng cường quan hệ thương mại - đầu tư tốt đẹp hiện có trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.

Tuyên bố chung cũng khẳng định, EU và Việt Nam mong muốn xây dựng EVFTA thành một hiệp định hiện đại, toàn diện và cân bằng để giúp nền kinh tế của cả hai bên giải quyết các thách thức hiện nay và trong tương lai, tạo một nền tảng quan trọng góp phần tăng cường quan hệ giữa châu Âu và Đông Nam Á.

Cũng cần phải nhắc lại rằng, ngay sau khi EVFTA được khởi động đàm phán, giới doanh nghiệp hai nước đã đặt rất nhiều kỳ vọng vào việc thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư song phương. Nếu EVFTA được ký kết vào năm 2015 như dự kiến, thì theo tính toán của Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), GDP của Việt Nam có thể tăng thêm 10 - 15%. Trong khi đó, xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ tăng 30 - 40%, còn nhập khẩu vào Việt Nam sẽ tăng 20 - 25%.

Theo thông tin của Bộ Công thương, hiện chỉ có khoảng 42% mặt hàng của Việt Nam được hưởng quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU. Tuy nhiên, nếu EVFTA được ký kết, sẽ có ít nhất 90% mặt hàng Việt Nam được hưởng mức thuế 0%. Đây là cơ hội rất lớn để hàng hóa Việt Nam đẩy mạnh sự hiện diện tại EU.

Quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam - EU, trên thực tế đã tăng mạnh trong những năm gần đây. EU luôn là bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam, với thương mại song phương 9 tháng đầu năm 2014 đạt 26,6 tỷ USD, trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang EU 20,1 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2013.

Tuy nhiên, thương mại chỉ là một khía cạnh hợp tác. Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn, ông Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài đã nhiều lần nhắc đi nhắc lại cơ hội thu hút nhiều hơn nữa đầu tư từ các quốc gia châu Âu, vốn rất nhiều tiềm năng, song còn hạn chế.

Số liệu thống kê cho thấy, tính đến hết năm 2013, EU có 1.402 dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký trên 18 tỷ USD. Con số này chưa xứng với tiềm năng, nội lực của các nhà đầu tư châu Âu.

“Điểm danh” một số nhà đầu tư châu Âu nổi tiếng ở Việt Nam, có thể thấy, con số còn khiêm tốn. Chẳng hạn, lũy kế đến hết tháng 9/2014, Pháp có 417 dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký trên 3,3 tỷ USD. Con số này của Đức là 238 dự án, 1,33 tỷ USD; Italy là 55 dự án, 301 triệu USD; còn Bỉ là 52 dự án, 155,8 triệu USD...

Tuy nhiên, động thái tích cực là ngày càng nhiều nhà đầu tư châu Âu quan tâm đến điểm đến Việt Nam. Kết quả khảo sát về Chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) của các doanh nghiệp châu Âu do EuroCham công bố hồi tháng 6/2014 cho thấy, niềm tin và triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp châu Âu với thị trường Việt Nam tiếp tục được cải thiện, tăng từ 59 điểm của quý trước lên 66 điểm của quý II/2014.

Trong chuyến thăm Liên minh châu Âu và một số quốc gia châu Âu, như Bỉ, Đức lần này, trong thông điệp gửi tới cộng đồng các nhà đầu tư châu Âu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhất quán quan điểm tạo mọi điều kiện thuận lợi, đồng thời kêu gọi các nhà đầu tư châu Âu tăng cường đầu tư vào Việt Nam. Các lĩnh vực được khuyến khích đầu tư là cơ sở hạ tầng, dược phẩm, y tế... Thông điệp của Thủ tướng đã nhận được sự ủng hộ rất lớn từ cộng đồng các nhà đầu tư châu Âu.

Mối quan hệ tốt đẹp Việt Nam - châu Âu càng được khẳng định mạnh mẽ hơn, khi Việt Nam, trong suốt những năm qua đã luôn nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ EU - như một đối tác phát triển hàng đầu của Việt Nam. Ngân sách viện trợ ODA từ EU cho Việt Nam đã liên tục tăng từ 140 triệu euro trong giai đoạn 1996 - 2001 lên 304 triệu euro giai đoạn 2007 - 2013. Và trong chuyến thăm này của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một khoản viện trợ trị giá 400 triệu euro đã được ký kết. Đây là khoản viện trợ quý giá mà Ủy ban châu Âu dành cho Việt Nam trong giai đoạn 2014 - 2020, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, đồng thời thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác Việt Nam - EU.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Viện Koerber Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Viện Koerber

() Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn xin trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Viện Koerber, Berlin, CHLB Đức ngày 15/10.

Chủ động hội nhập quốc tế toàn diện Chủ động hội nhập quốc tế toàn diện

() Chuyến thăm chính thức Liên minh châu Âu (EU), Vương quốc Bỉ, CHLB Đức, thăm Tòa thánh Vatican và tham dự các hội nghị, diễn đàn quốc tế từ ngày 13-18/10 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục thể hiện chủ trương hội nhập quốc tế toàn diện, đóng góp chủ động, tích cực của Việt Nam đối với các vấn đề mà thế giới quan tâm.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư