
-
Dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM dự kiến dư vốn hơn 15.000 tỷ đồng
-
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số
-
Quảng Nam đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển logistics
-
Phú Yên và Đắk Lắk thống nhất về đầu tư, nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 29
-
Hưng Yên thu hút gần 480 triệu USD vào các khu công nghiệp trong quý I/2025 -
Hà Nội thúc đẩy đầu tư dự án điện trọng điểm, cấp bách
![]() |
Sau khi chắc chân tại Việt Nam trong mảng bán lẻ, Tập đoàn AEON đang tiến hành các thủ tục đầu tư vào lĩnh vực tài chính tại Việt Nam thông qua việc mua lại doanh nghiệp. |
Tại cuộc gặp Phó thủ tướng Vương Đình Huệ ở Hà Nội ngày 15/8, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty dịch vụ tài chính AEON, Kenji Kawahara cho biết, AEON đang muốn tham gia vào lĩnh vực tài chính của Việt Nam thông qua việc mua lại một công ty tài chính tiêu dùng.
Việc đầu tư vào thị trường tài chính Việt Nam, theo ông Kenji Kawahara, giúp gia tăng giá trị cho AEON, các bên liên quan và người tiêu dùng Việt Nam.
Ông Kenji Kawahara cũng cho biết, quá trình đàm phán đang được hai bên thương thảo. Về thương vụ này, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, sẽ giao các Bộ, ngành hướng dẫn AEON các thủ tục theo đúng quy định pháp luật.
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định, Việt Nam luôn tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài như AEON, có công nghệ, chuỗi sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ toàn cầu tới đầu tư lâu dài.
Tham vọng nhảy vào lĩnh vực tài chính tiêu dùng đã được Tập đoàn AEON tiết lộ trong các cuộc gặp trước đây của các lãnh đạo Tập đoàn với đại diện Chính phủ Việt Nam.
Hồi đầu năm nay, đại diện Công ty Dịch vụ tài chính AEON, khi làm việc với Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã cho biết, AEON sẽ mở rộng hoạt động sang đầu tư tài chính tại Việt Nam thông qua việc mua lại các công ty tài chính của nước ngoài, hoặc các công ty tài chính có cổ phần nhà nước.
Thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam được đánh giá đang ở giai đoạn “vàng” để phát triển và đó là một trong những lý do khiến ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài như AEON muốn thâm nhập thị trường này thông qua việc mua lại các công ty tài chính Việt.
Tập đoàn này cũng khẳng định cam kết tiếp tục đầu tư lâu dài, đóng góp cho sự phát triển lành mạnh của ngành dịch vụ tài chính tiêu dùng tại Việt Nam.
Ngoài tham vọng trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng, AEON coi Việt Nam là địa bàn đầu tư trọng điểm của tập đoàn này tại Đông Nam Á với kế hoạch mở rộng lên 30 trung tâm thương mại quy mô lớn với tổng mức đầu tư khoảng 5 tỷ USD, dự kiến tạo ra 50.000 việc làm cho lao động Việt Nam.
Tập đoàn AEON cũng cam kết tăng gấp đôi kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam lên 500 triệu USD vào năm 2020, trong bối cảnh Việt Nam có nhiều tiềm năng trở thành nhà cung ứng thực phẩm có chất lượng cho người tiêu dùng Nhật Bản. Con số này có thể sẽ tăng lên mức 1 tỷ USD vào năm 2025.
Được biết, trong năm 2018, tổng giá trị hàng hóa mà AEON nhập khẩu từ Việt Nam để bán tại các siêu thị của tập đoàn này ở Nhật Bản đạt khoảng 250 triệu USD.

-
Hưng Yên thu hút gần 480 triệu USD vào các khu công nghiệp trong quý I/2025 -
Gỡ vướng cho các dự án, giải phóng nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng -
Hà Nội thúc đẩy đầu tư dự án điện trọng điểm, cấp bách -
Hà Nội đầu tư hơn 20.400 tỷ đồng làm 5,15 km đường Vành đai 3 và cầu Tứ Liên -
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Thông xe cao tốc nối Bình Định và Phú Yên đúng dịp 2/9 -
Hà Nội đầu tư hơn 330 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp tuyến đường tỉnh lộ 419 -
Chính thức công bố mở bến cảng số 3 - Khu bến cảng Lạch Huyện
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng