
-
Công an Bắc Ninh ra quân thực hiện cao điểm xử lý vi phạm về giao thông
-
Khi công lý được thực thi, niềm tin… vỡ òa - Bài 2: Quan tham tiếp tay cho lừa đảo
-
Thủ tướng chỉ đạo không để bùng phát dịch tả lợn Châu Phi
-
Tiếp tục chi trả đợt 2 tiền Trương Mỹ Lan bồi hoàn cho hơn 41.000 trái chủ -
Cựu cán bộ Cục Đường bộ “chia thầu” cho doanh nghiệp
Cầu Đồng Việt thuộc tỉnh Bắc Giang (cũ), một dự án mà Tập đoàn Thuận An trúng thầu. |
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang (cũ) Dương Văn Thái không bị truy tố
Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao vừa hoàn tất cáo trạng, truy tố 29 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, địa phương liên quan.
Có 27 bị can bị truy tố tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại khoản 3, Điều 222, Bộ luật Hình sự. Trong đó có Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT; Trần Anh Quang, Tổng giám đốc; Nguyễn Khắc Mẫn, cựu Phó tổng giám đốc; Nguyễn Ngọc Hòa, Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thuận An; Nguyễn Văn Thạo, cựu Giám đốc Ban Quản lý dự án (QLDA) tỉnh Bắc Giang (cũ); Trần Viết Cương, cựu Giám đốc Ban QLDA tỉnh Tuyên Quang (cũ); Phạm Hoàng Tuấn và Nguyễn Chí Cường, cựu Giám đốc Ban QLDA Hà Nội; Nguyễn Quang Huy, cựu Giám đốc Ban QLDA 4, Cục Đường bộ Việt Nam; Phạm Thanh Bình, cựu Giám đốc Ban QLDA tỉnh Quảng Ninh…
Bị can Phạm Thái Hà, cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”, quy định tại khoản 4, Điều 358, Bộ luật Hình sự.
Bị can Lê Ô Pích, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang (cũ) bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại khoản 3, Điều 356, Bộ luật Hình sự.
Đáng nói là, tại kết luận điều tra của Bộ Công an công bố hồi tháng 5/2025, cơ quan này đề nghị truy tố 30 bị can về các tội: vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Bị can không bị Viện Kiểm sát truy tố lần này là Dương Văn Thái, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang (cũ). Cáo trạng cũng ghi nhận, ông này nộp khắc phục hậu quả của vụ án với số tiền 8 tỷ đồng, song hành vi được tách ra xử lý riêng.
Trước đó, tại bản kết luận điều tra, cơ quan điều tra đề nghị, trong quá trình truy tố, xét xử vụ án, xem xét các tình tiết giảm nhẹ khi lượng hình đối với bị can Dương Văn Thái do thành khẩn khai báo, có đơn tố cáo hành vi sai phạm của cá nhân liên quan, giúp làm rõ bản chất vụ án; đồng thời nộp 8 tỷ đồng để khắc phục hậu quả, trong đó có 900 triệu đồng nhận từ Chủ tịch Tập đoàn Thuận An Nguyễn Duy Hưng.
Theo cơ quan điều tra, nguyên nhân dẫn đến hành vi của bị can Dương Văn Thái là do chịu sự tác động, can thiệp từ Phạm Thái Hà, cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Ngoài ra, bị can Thái cũng có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
Móc nối với chủ đầu tư để hợp thức hồ sơ thầu
Theo cáo trạng, các sai phạm xảy ra tại 5 gói thầu, dự án mà Tập đoàn Thuận An tham gia thực hiện gồm: Gói thầu số 07, Dự án cầu Đồng Việt (tỉnh Bắc Giang cũ); Gói thầu số 26, giai đoạn I, Dự án cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ (Tuyên Quang); Gói thầu số 13, Dự án đường ven sông Hạ Long - Đông Triều (Quảng Ninh); Gói thầu số 02, Dự án cầu Vĩnh Tuy, giai đoạn II (TP. Hà Nội); Gói thầu XD01, XD02, Dự án Quốc lộ 14E (Bộ Giao thông - Vận tải).
Cụ thể, tại Dự án Xây dựng tuyến đường ven sông Hạ Long - Đông Triều (giai đoạn I) có tổng mức đầu tư hơn 9.800 tỷ đồng, để được trúng thầu, Tập đoàn Thuận An đã cấu kết với Phạm Thanh Bình, cựu Giám đốc Ban QLDA tỉnh Quảng Ninh điều chỉnh, hợp thức hóa các tiêu chí đánh giá hồ sơ nhằm loại các nhà thầu khác.
Trong đó, Ban QLDA đã thay đổi tiêu chí năng lực tài chính của nhà thầu, giảm yêu cầu về doanh thu và kinh nghiệm. Đồng thời, hồ sơ mời thầu được điều chỉnh theo hướng “may đo” cho Thuận An.
Phạm Thanh Bình được xác định đã trực tiếp chỉ đạo cấp dưới làm sai lệch hồ sơ mời thầu, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, đánh giá hồ sơ dự thầu. Đổi lại, Nguyễn Duy Hưng và Trần Anh Quang đã chuyển cho Bình hơn 1 tỷ đồng thông qua các khoản “chi phí hỗ trợ”.
Theo kết luận giám định, hành vi vi phạm đã khiến nhà thầu không đủ năng lực trúng thầu, ảnh hưởng đến chất lượng công trình, gây thiệt hại ngân sách hơn 16 tỷ đồng.
Tại Dự án Cải tạo nâng cấp Quốc lộ 14E (đoạn Km15+270 - Km89+500), Nguyễn Duy Hưng và Trần Anh Quang tiếp tục dùng quan hệ cá nhân để tiếp cận Nguyễn Quang Huy, cựu Giám đốc Ban QLDA 4 (Cục Đường bộ Việt Nam, Bộ Giao thông - Vận tải).
Khi biết Thuận An không đủ điều kiện dự thầu, Huy đã chỉ đạo cấp dưới điều chỉnh hồ sơ mời thầu và hợp thức hóa các điều kiện đánh giá. Hành vi này nhằm đảm bảo Thuận An vượt qua các đối thủ để trúng thầu Gói thầu XL-01 trị giá hơn 170 tỷ đồng.
Sau khi trúng thầu, Thuận An đã để xảy ra nhiều sai phạm trong thi công, như thi công chậm tiến độ, sử dụng vật liệu kém chất lượng, gây thiệt hại 8,3 tỷ đồng.
Nguyễn Quang Huy được nhận số tiền hơn 1,1 tỷ đồng từ phía Thuận An dưới dạng “chi phí ngoài hợp đồng”, thông qua trung gian hoặc tài khoản người thân.
Tại tỉnh Tuyên Quang (cũ), Tập đoàn Thuận An tham gia đấu thầu và trúng Gói thầu XL-02 thuộc Dự án Đường trục phát triển đô thị có giá trị hơn 165 tỷ đồng. Đây là một trong các gói thầu lớn, sử dụng ngân sách địa phương và vốn vay hỗ trợ phát triển.
Trần Viết Cương, cựu Giám đốc Ban QLDA tỉnh Tuyên Quang (cũ) đã chỉ đạo cán bộ kỹ thuật tư vấn lập hồ sơ yêu cầu theo hướng có lợi cho Thuận An; đồng thời yêu cầu đơn vị thẩm định bỏ qua tiêu chí về kinh nghiệm tương tự, dù Thuận An không đủ điều kiện.
Kết quả giám định cho thấy, hành vi vi phạm quy định đấu thầu của Cương và đồng phạm đã giúp nhà thầu không đủ năng lực trúng thầu, gây thiệt hại 12,7 tỷ đồng.
Đổi lại, Cương được hưởng lợi số tiền gần 2 tỷ đồng từ Chủ tịch HĐQT Nguyễn Duy Hưng, trong đó có một khoản được chuyển thông qua người thân dưới hình thức quà tặng, chi phí lễ, tết.
Lợi dụng mối quan hệ để móc ngoặc, tác động
Không những mua chuộc, ăn chia với các chủ đầu tư, Nguyễn Duy Hưng còn nhờ các mối quan hệ tác động, móc ngoặc với lãnh đạo, cán bộ của các đơn vị, địa phương để được trúng thầu, thực hiện dự án.
Theo đó, giữa năm 2020, Hưng biết có Dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn II, nên đã nhờ Phạm Thái Hà, thời điểm này là Trợ lý Bí thư Thành ủy Hà Nội, giới thiệu gặp Phạm Hoàng Tuấn, Giám đốc Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội (Ban QLDA Hà Nội).
Thời điểm này, ông Trần Việt Khoa, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cầu 7 Thăng Long cũng muốn tham gia đấu thầu, thi công dự án trên, nên Phạm Hoàng Tuấn đã thống nhất “tạo điều kiện” cho 2 doanh nghiệp này liên danh.
Các bên thỏa thuận, Tập đoàn Thuận An đảm nhiệm 70% giá trị Gói thầu số 2, còn lại 30% do Công ty cổ phần Cầu 7 Thăng Long thực hiện.
Các bị can tại Ban QLDA Hà Nội sau đó đã thông đồng, cấu kết với Tập đoàn Thuận An để “làm đẹp” hồ sơ, hợp thức hóa các tiêu chí đấu thầu để đảm bảo liên danh này trúng thầu; đồng thời trực tiếp chỉ đạo đơn vị tư vấn làm sai lệch hồ sơ mời thầu, đánh giá ưu ái cho nhà thầu này và bỏ qua nhiều thiếu sót trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Kết quả không ngoài dự kiến, ngày 18/12/2020, Ban QLDA Hà Nội ra văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu, xác nhận Liên danh Cầu 7 Thăng Long - Thuận An trúng thầu Gói thầu số 2, với giá 289,8 tỷ đồng.
Ngay sau khi trúng thầu, Nguyễn Duy Hưng và Trần Việt Khoa đã chỉ đạo cấp dưới thực hiện việc “cảm ơn” bằng tiền mặt đối với các cá nhân trong Ban QLDA Hà Nội để được tạo điều kiện trong quá trình nghiệm thu, thanh quyết toán, tổng cộng hơn 12 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sau khi trúng thầu, Thuận An đã thay đổi nhân sự chủ chốt so với hồ sơ dự thầu, không có năng lực điều hành công trường, dẫn đến tiến độ chậm 17 tháng, gây thiệt hại hơn 21 tỷ đồng cho ngân sách.
Một dự án khác cũng được Phạm Thái Hà tác động, giúp Tập đoàn Thuận An trúng thầu tại Dự án xây dựng cầu Đồng Việt, do Ban QLDA tỉnh Bắc Giang (cũ) làm chủ đầu tư.
Cụ thể, khi làm Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Hà đã đứng ra giới thiệu và tác động đến Dương Văn Thái, khi đó là Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang (cũ), để giúp Tập đoàn Thuận An được tham gia dự án này.
Tiếp đó, ông Thái đã chỉ đạo Ban Cán sự đảng UBND tỉnh Bắc Giang (cũ) quan tâm, tạo điều kiện cho Thuận An. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Bắc Giang (cũ) giao Lê Ô Pích, khi đó là Phó chủ tịch UBND tỉnh, phụ trách lĩnh vực xây dựng cơ bản, trực tiếp chỉ đạo các sở, ngành liên quan xây dựng hồ sơ mời thầu theo hướng có lợi cho Thuận An.
Tiếp đó, được sự giúp đỡ của Nguyễn Văn Thạo, Giám đốc Ban QLDA tỉnh Bắc Giang (cũ), liên danh do Công ty Thuận An đứng đầu đã trúng Gói thầu số 07 - Thi công xây dựng công trình cầu Đồng Việt, với giá trị hơn 1.130 tỷ đồng.
Cơ quan tố tụng xác định, Nguyễn Văn Thạo đã lợi dụng chức vụ để điều chỉnh hồ sơ mời thầu, bổ sung tiêu chí riêng nhằm loại các nhà thầu mạnh, tạo lợi thế cho Thuận An; đồng thời bỏ qua việc lập khống hồ sơ nhằm hợp thức năng lực kinh nghiệm.
Sau khi trúng thầu, thi công dự án, Nguyễn Duy Hưng đã thu hơn 92 tỷ đồng tiền phí ngoài hợp đồng của các nhà thầu; đồng thời “gửi giá”, thu gần 5 tỷ đồng tiền chênh lệch giá vật liệu đầu vào.
Sau các lần nghiệm thu, thanh toán, Hưng chỉ đạo đưa cho Nguyễn Văn Thạo tổng cộng 11 tỷ đồng; Đàm Văn Cường, cựu Phó giám đốc Ban QLDA tỉnh Bắc Giang (cũ) 3,75 tỷ đồng. Lê Ô Pích cũng nhận tổng cộng hơn 4 tỷ đồng.

-
Tập đoàn Thuận An đấu thầu bằng... thỏa thuận ăn chia -
Tiếp tục chi trả đợt 2 tiền Trương Mỹ Lan bồi hoàn cho hơn 41.000 trái chủ -
Cựu cán bộ Cục Đường bộ “chia thầu” cho doanh nghiệp -
Khi công lý được thực thi, niềm tin… vỡ òa - Bài 1: Tiếng “ting ting” và những giọt nước mắt -
Chi trả tiền Trương Mỹ Lan bồi hoàn cho người thừa kế của trái chủ đã chết -
Lừa hàng ngàn nhà đầu tư góp hơn 409 tỷ đồng, trả lãi 50 - 70%/năm -
Mức “ăn chia” của liên danh Thuận An tại dự án cầu Vĩnh Tuy 2
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam