-
Nhiều công trình, trụ sở cũ ở Quảng Ngãi bị bỏ hoang -
Vụ án Cây xanh Công Minh: Đã được quyết toán hơn 3.000 tỷ đồng -
Viện Kiểm sát đề nghị án chung thân, bà Trương Mỹ Lan tự bào chữa thế nào -
Vụ án VNCERT: Kêu gọi Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn ra đầu thú -
Khởi tố Giám đốc Công ty Dược phẩm NAC về hành vi trốn tránh nghĩa vụ thuế -
Nguy cơ dự án môi trường đô thị 38 triệu USD tại Quảng Bình không thể hoàn thành
Như Báo Đầu tư đã thông tin, Dự án Khu biệt thự cao cấp Bà Kèo ở thị trấn Dương Đông (huyện Phú Quốc, Kiên Giang) có diện tích 4,4 ha, được chính quyền mời gọi đầu tư. Năm 2007, Tập đoàn Tư vấn đầu tư và xây dựng Kiên Giang (CIC) - chủ đầu tư Dự án - đã ứng trước 100% vốn cho chính quyền địa phương, với kinh phí trên 15,3 tỷ đồng để hỗ trợ đền bù giải tỏa. Thế nhưng, đến nay qua 10 năm, chính quyền vẫn chưa bàn giao mặt bằng, khiến Dự án bị dân tái chiếm và chủ đầu tư lao đao vì phát sinh nhiều chi phí.
Nhà ở, hàng quán kiên cố mọc lên trong đất Dự án Khu biệt thự cao cấp Bà Kèo. |
Mới đây, ngày 27/4, Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang đã ra Thông báo kết luận số 257/TB-VP nhằm giải tỏa những vướng mắc trên. Theo đó, sau khi nghe chủ đầu tư trình bày những khó khăn vì chờ 10 năm mà chưa được giao mặt bằng, làm ảnh hưởng đến quá trình triển khai Dự án, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, ông Phạm Vũ Hồng có ý kiến chỉ đạo giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND huyện Phú Quốc cùng các ngành có liên quan rà soát lại quy trình, thủ tục thu hồi đất để giao đất cho chủ đầu tư trong tháng 5 này.
Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cũng chỉ đạo UBND huyện Phú Quốc xử lý dứt điểm tình trạng bao chiếm đất, xây dựng trái phép trên đất của Nhà nước trong dự án này, trường hợp không tự tháo dỡ thì cưỡng chế theo quy định. Riêng việc giao đất nhà nước trong Dự án, Chủ tịch tỉnh đề nghị UBND huyện Phú Quốc từ nay đến cuối tháng 6/2016 phải bàn giao cho Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc theo quy định để giao cho chủ đầu tư.
Việc chậm bàn giao đất làm tình hình phức tạp khi có hàng chục nhà ở, hàng quán kiên cố liên tục mọc lên trong vùng dự án, nhất là dọc theo 200 m mặt tiền của Dự án là đường Trần Hưng Đạo. Đáng kể là đầu năm 2015, gia đình bà Ngô Đình Lệ Thủy đã ngang nhiên đưa xe cơ giới phá hàng rào của Dự án để san lấp xây biệt thự quy mô lớn. Đến khi công trình sắp hoàn thành thì mới bị Công an huyện Phú Quốc khởi tố điều tra về tội phá hoại tài sản của chủ đầu tư. Song hiện nay, căn biệt thự này đã hoàn thiện, gia đình bà Thuỷ đang ở và bao chiếm khoảng 1.600 m2 đất trong Dự án.
Lý giải về công trình xây dựng không phép nêu trên, Chủ tịch UBND thị trấn Dương Đông (Phú Quốc), ông Trương Quốc Thanh cho biết, ở Phú Quốc gần như chỗ nào cũng có quy hoạch dự án và hiện nay có trên 220 dự án, nhưng thực tế triển khai chỉ có khoảng 20 dự án. Trong khi đó, người dân có nhu cầu xây sửa nhà để ở và chính quyền không được cấp phép xây dựng. Do vậy, thời gian qua, trên địa bàn thị trấn Dương Đông nói riêng và đảo Phú Quốc nói chung, có nhiều công trình nhà ở không phép mọc lên và chính quyền khó quản lý.
Đại diện phía chủ đầu tư, Phó tổng giám đốc CIC, ông Lê Quang Tuấn cho rằng, Tập đoàn luôn tranh thủ triển khai đầy đủ các thủ tục từ năm 2007 như: chủ trương giao đất, chấp thuận đầu tư, quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh và huyện Phú Quốc, phê duyệt quy hoạch 1/500, lập phương án và ứng vốn đền bù giải toả... Sau khi nhận tiền và nền nhà tái định cư, hầu hết các hộ dân đều ký biên bản cam kết không khiếu kiện. Khi chủ đầu tư liên tục hối thúc, đến năm 2012, UBND huyện Phú Quốc mới bàn giao thực địa đợt 1 được 0,6 ha nằm trong phần đất công, chiếm khoảng 15% diện tích toàn Dự án.
“10 năm qua, chính quyền địa phương chưa bàn giao 85% diện tích đất còn lại trong Dự án cho chủ đầu tư, gây thiệt hại về tài chính cho CIC, vì Tập đoàn đã nộp đủ tiền hỗ trợ đền bù giải toả từ năm 2007. Việc chậm giao đất còn gây ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định giá giao đất của chính quyền cho chủ đầu tư (hiện giá giao đất cao gấp 10 lần so với năm 2007), cũng như việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, kế hoạch kinh doanh và phát sinh chi phí của chủ đầu tư... Ai đứng ra chịu trách nhiệm cho tình trạng này?”, ông Tuấn bức xúc nói.
-
Vụ án VNCERT: Kêu gọi Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn ra đầu thú -
Xét xử giai đoạn 2, bà Trương Mỹ Lan bị đề nghị mức án chung thân -
Khởi tố Giám đốc Công ty Dược phẩm NAC về hành vi trốn tránh nghĩa vụ thuế -
Nguy cơ dự án môi trường đô thị 38 triệu USD tại Quảng Bình không thể hoàn thành -
Chặn đứng tội phạm “cổ cồn trắng” câu kết quan tham - Bài 2: Công thức kiếm tiền phi pháp -
Công bố kết luận điều tra giai đoạn 2 vụ “chuyến bay giải cứu” -
Bộ Công an sẽ tiếp nhận, giải quyết tin báo về hành vi sửa bill, sửa sao kê tiền từ thiện
-
1 Vụ án Cây xanh Công Minh: Đã được quyết toán hơn 3.000 tỷ đồng -
2 Vì sao nhiều dự án năng lượng tái tạo tại Ninh Thuận chưa được tháo gỡ? -
3 10 dự án chiếm 48% thị phần chuyển nhượng căn hộ chung cư toàn Hà Nội -
4 "Cân" năng lực nhà thầu giao thông trước cơ hội đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/10
- Dai-ichi Life Việt Nam 4 năm liên tiếp đạt hai giải thưởng lớn tại Asia Pacific Enterprise Awards 2024
- Phát triển công trình xanh từ chính sách đến hành động và vai trò của doanh nghiệp tiên phong
- Halcom Việt Nam được vinh danh giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” năm 2024
- DOJI được công nhận "Doanh nghiệp xuất sắc châu Á"
- Giải thưởng “Sáng kiến ESG Việt Nam 2024” vinh danh 10 doanh nghiệp xuất sắc
- Yên tâm chăn nuôi vì được hỗ trợ toàn diện