
-
Kho bạc không để sắp xếp tổ chức ảnh hưởng tiến độ thanh toán vốn đầu tư công
-
Đại biểu Quốc hội đề xuất bỏ quy định HĐND bầu chủ tịch UBND
-
Trường hợp nào chủ tịch tỉnh trực tiếp điều hành giải quyết công việc ở cấp xã?
-
Xác lập tầm cao mới cho quan hệ Việt Nam - Thái Lan
-
Hải Phòng sắp xếp, tinh gọn bộ máy để phát triển bền vững -
TP.HCM lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp 2013
Phát biểu khai mạc khóa bồi dưỡng ngày 28/9, ông Thuận Hữu, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam (VJA) chia sẻ: " Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nghiêm trọng như vậy nhưng nhận thức về biến đổi khí hậu của cộng đồng còn hạn chế và phiến diện, mới chỉ quan tâm nhiều đến các tác động tiêu cực mà biến đổi khí hậu gây ra, mà chưa quan tâm đúng mức tới việc chuyển đổi lối sống, mẫu hình sản xuất và tiêu thụ theo định hướng các - bon thấp, tăng trưởng xanh...
Để cho cộng đồng chúng ta quan tâm hơn, coi vấn đề biến đổi khí hậu tác động đến chính bản thân mình chứ không phải vấn đề của ai khác, thì vai trò của các nhà báo rất quan trọng. Chính vì vấn đề cấp thiết này, VJA tổ chức lớp học nhằm nâng cao năng lực và kỹ năng đưa tin cho các nhà báo về vấn đề môi trường và nhấn mạnh tầm quan trọng của báo chí với việc bảo vệ môi trườngKhóa bổi dưỡng nằm trong Chương trình hành động nhiệm kỳ 2015 – 2017 do VJA đề xuất và trên cương vị Chủ tịch Liên đoàn các nhà báo ASEAN (CAJ), VJA tổ chức khóa học về biến đổi khí hậu dành cho các nhà báo của các nước ASEAN".
![]() |
Ông Thuận Hữu, Chủ tịch Liên đoàn các nhà báo ASEAN, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu khai mạc khóa bồi dưỡng. |
Được biết, đây là khóa tập huấn đầu tiên trong số 3 hoạt động liên quan tới CAJ mà Việt Nam sẽ triển khai trong năm nay. Hai hoạt động khác gồm: Cuộc thi ảnh báo chí “ASEAN một cộng đồng”, và mời các nhà báo ASEAN đi thực tế tại Việt Nam để viết bài phản ánh, giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
Sẽ có 18 nhà báo đến từ 9 nước trong khu vực bao gồm thành viên của Liên đoàn các nhà báo ASEAN (Hội Nhà báo Indonesia; Hiệp hội nhà báo quốc gia Malaysia, CLB báo chí quốc gia Philippines, Hiệp hội nhà báo quốc gia Singapore, Liên đoàn các nhà báo Thái Lan, Hội Nhà báo Lào) và các nước quan sát viên: Bruney, Campuchia, Myama và một số nhà báo Việt Nam.
Khóa bồi dưỡng diễn ra trong 3 ngày (28 – 30/9/2016), trong đó có 1 ngày học viên được đi thực tế tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định. Các học viên cũng sẽ có cơ hội thảo luận bàn tròn về vai trò của báo chí ASEAN với vấn đề biến đổi khí hậu.
Một số nội dung chính được thuyết trình tại khóa bồi dưỡng gồm: Biến đổi khí hậu toàn cầu – Những thách thức đối với Việt Nam (giảng viên là TS. Nguyễn Hữu Ninh, Chủ tịch Hội đồng quản lý Trung tâm Nghiên cứu giáo dục và phát triển môi trường); Rủi ro biến đổi khí hậu và cách ứng phó (PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng, Viện trưởng Viện Khoa học khí tượng và biến đổi khí hậu); Kỹ năng đưa tin về vấn đề môi trường (nhà báo Phạm Thị Thùy Hương, Báo Tin tức, thành viên của Liên đoàn các nhà báo khoa học thế giới – SjCOOP); Vai trò của báo chí đối với vấn đề môi trường (nhà báo Hà Huy Hồng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nhà báo khoa học công nghệ)...

-
Hải Phòng sắp xếp, tinh gọn bộ máy để phát triển bền vững -
TP.HCM lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp 2013 -
Chủ tịch nước Lương Cường: Hải Phòng có cơ hội vươn tầm châu Á -
Quảng Bình - Quảng Trị thống nhất các nội dung công việc chuẩn bị cho việc sáp nhập -
Sáng nay, Quốc hội thảo luận tại hội trường Diên Hồng về sửa đổi Hiến pháp -
Việt Nam đã tích cực thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ -
Chủ tịch nước Lương Cường dự khánh thành bến cảng container quốc tế số 3, 4 Lạch Huyện
-
Căn hộ 2PN chỉ từ 1,86 tỷ đồng tại Đông Bắc Sài Gòn - Cơ hội an cư cho người trẻ
-
Xu hướng nội thất - xây dựng Việt 2025: Người dùng ngày càng tinh tế, nhiều kỳ vọng
-
Chuyển đổi số định hình tương lai ngành tài chính - bảo hiểm
-
SeABank thông báo mời thầu
-
InterContinental Halong Bay Resort chính thức mở cửa
-
Quỹ ngoại vừa có cam kết đầu tư 80 triệu USD vào hệ sinh thái Meey Group là ai?