-
Thâm hụt ngân sách của Mỹ tăng thêm gần 40% -
Kinh tế Mỹ có cần đến những cải cách lớn sau khi ông Trump nhậm chức? -
Thương mại toàn cầu năm 2025: Tìm cơ hội trong bất ổn -
Mỹ siết chặt kiểm soát lưu thông chip AI trên toàn cầu -
Chứng khoán Trung Quốc có khởi đầu năm tệ nhất kể từ năm 2016 -
IMF: Tăng trưởng toàn cầu năm 2025 ổn định, lạm phát tiếp tục giảm
Tàu chở dầu FSO Safer ngoài khơi Yemen. Ảnh: CNN |
"Thời gian không còn nhiều để chúng ta phối hợp hành động, nhằm ngăn chặn hậu quả thảm khốc liên quan tới môi trường, kinh tế và nhân đạo sắp xảy ra", Giám đốc điều hành Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) Inger Andersen phát biểu trước Hội đồng Bảo an hôm 15/7.
Tàu FSO Safer chở 1,1 triệu thùng dầu, mắc kẹt ngoài khơi cảng Ras Isa của Yemen từ năm 2015, khi nhóm phiến quân Houthi kiểm soát khu vực này. Kể từ đó, tàu FSO Safer trở thành đối tượng tranh chấp quyền sở hữu giữa phiến quân Houthi và chính phủ Yemen được quốc tế công nhận.
Theo hãng tin Al-Marisah của Houthi, lực lượng này muốn bán số dầu trị giá khoảng 40 triệu USD trên con tàu, điều không thể khi Houthi đang chịu lệnh trừng phạt quốc tế.
Sau 5 năm neo đậu tại chỗ, con tàu dần xuống cấp nghiêm trọng. Liên Hợp Quốc cuối tháng 5 cho biết nước biển đã tràn vào khoang máy của tàu và đe dọa nhấn chìm tàu bất cứ lúc nào.
Giám đốc cơ môi trường Liên Hợp Quốc tuần này cảnh báo nếu không hành động khẩn cấp và tàu FSO Safer chìm xuống, nó có thể gây ra thảm họa môi trường nghiêm trọng, với lượng dầu tràn gấp 4 lần so với thảm họa tràn dầu Exxon Valdez từng xảy ra năm 1989.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo mô tả con tàu như một "quả bom hẹn giờ" giữa biển, đồng thời kêu gọi phiến quân Houthi để Liên Hợp Quốc tiếp cận tàu. "Hãy tưởng tượng hơn một triệu thùng dầu ngấm vào Biển Đỏ, các cảng không sử dụng được, thủy hải sản bị suy giảm, người Yemen không được viện trợ và bị cấm nhập khẩu", ông Pompeo đăng Twitter.
Houthi tiến hành cuộc chính biến năm 2012 nhằm lật đổ Tổng thống Ali Abdullah Saleh và chiếm được thủ đô Sanaa sau đó hai năm. Liên quân do Arab Saudi dẫn đầu mở chiến dịch can thiệp quân sự vào năm 2015 chống lại Houthi, dẫn tới cuộc chiến làm hàng chục nghìn người chết và thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất thế giới.
Bà Andersen cảnh báo cộng đồng quốc tế sẽ phải ứng phó nếu xảy ra sự cố tràn dầu từ tàu FSO Safer, cho rằng lựa chọn tốt nhất hiện nay là rút dầu khỏi tàu, sau đó lai dắt tàu đến một địa điểm an toàn để kiểm tra, tháo dỡ.
Thảm họa tràn dầu Exxon Valdez từng gây ảnh hưởng tới ảnh hưởng 2.100 km bờ biển và các hệ sinh thái vẫn tiếp tục bị tác động cho tới ngày nay.
Andersen nói rằng cả Yemen và các nước láng giềng không bị chiến tranh tàn phá đều không có khả năng xử lý hậu quả của một sự cố tràn dầu lớn như vậy. Thảm họa nếu xảy ra có thể phá hủy đa dạng sinh học của Biển Đỏ và ảnh hưởng sinh kế của 28 triệu người.
-
Thái Lan thu hút lượng vốn đầu tư kỷ lục trong năm 2024, dẫn đầu là công nghiệp số -
Mỹ siết chặt kiểm soát lưu thông chip AI trên toàn cầu -
Xuất nhập khẩu của Trung Quốc bất ngờ tăng tốc -
Apple gặp khó tại thị trường Trung Quốc -
Chứng khoán Trung Quốc có khởi đầu năm tệ nhất kể từ năm 2016 -
Mỹ ước tính thiệt hại gần 150 tỷ USD do thảm kịch cháy rừng tại Los Angeles đầu năm 2025 -
IMF: Tăng trưởng toàn cầu năm 2025 ổn định, lạm phát tiếp tục giảm
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024