-
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Thị trường M&A toàn cầu khởi sắc -
"Hiệu ứng Trump" kéo giá vàng xuống đáy 2 tháng, đưa bitcoin tăng dựng đứng -
Chủ tịch Fed nêu quan điểm thận trọng, kiên nhẫn sau khi hạ lãi suất -
Ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ, Fed nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất thêm 0,25% -
Hãng thông tấn AP: Ông Trump tái xuất phi thường, đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Theo dữ liệu xuất nhập khẩu dầu của 6 quốc gia vùng Vịnh, tháng trước, cứ 3 thùng dầu thô xuất khẩu thì có 1 thùng dầu được đưa tới Trung Quốc. Trong khi đó, lượng tiêu thụ dầu tại châu Âu và Mỹ vẫn đang giảm mạnh. Trong tháng Năm, Saudi Arabia – quốc gia xuất khẩu dầu đứng đầu thế giới đã bán gần 1/3 lượng xuất khẩu dầu thô cho Trung Quốc. Nhà sản xuất lớn tiếp theo của khu vực, Iraq, cũng gửi một nửa lô hàng xuất khẩu đến quốc gia châu Á này.
“Các nhà sản xuất Trung Đông không có lựa chọn nào khác ngoài việc giao dầu cho Trung Quốc”, hãng tin Bloomberg dẫn lời Carole Nakhle, Giám đốc điều hành công ty tư vấn Crystol Energy trụ sở tại London (Anh). Nhu cầu tăng từ Trung Quốc được cho là yếu tố đẩy giá dầu cao hơn. Trong ngày 3/6, giá dầu thô Brent rơi vào khoảng 40 USD/thùng, gấp đôi so với giá dầu ghi nhận vào cuối tháng Tư.
Theo lý giải của Serena Huang, Nhà phân tích thuộc công ty TNHH Vortexa có trụ sở ở Singapore, sự phục hồi về nhu cầu dầu hậu COVID-19 và giá dầu thấp là hai nguyên nhân khiến Trung Quốc tăng cường dự trữ dầu. Sau khi các nhà máy tái mở cửa, hàng triệu người quay trở lại làm việc do lệnh hạn chế mùa dịch đã được nới lỏng, nhu cầu tiêu thụ tăng lên, thúc đẩy các nhà máy lọc dầu Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động chuyển từ dầu thô sang xăng và diesel.
Bên cạnh đó, nhân cơ hội giá rẻ, Trung Quốc tích cực mua dầu cho kho dự trữ khẩn cấp của quốc gia, đề phòng trước bất kỳ sự gián đoạn về nguồn cung trong tương lai. Trích dữ liệu thống kê của Hiệp hội Ngành đóng tàu Trung Quốc, giữa tháng Ba – khi giá dầu toàn cầu giảm, các nhà nhập khẩu dầu Trung Quốc đã cử 84 tàu chở dầu tới Saudi Arabia. Mỗi tàu này có thể mang về 2 triệu thùng dầu thô.
Nửa đầu năm 2020, đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 khiến thị trường dầu mỏ thế giới thiệt hại nặng nề. Ngày 20/4 đã trở thành ngày lịch sử của ngành dầu mỏ thế giới, sau khi giá dầu thô rơi xuống mức âm do nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh và các công ty năng lượng hết chỗ chứa dầu. Trong bối cảnh đó, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh (OPEC+) đã đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng nhằm ổn định thị trường.
Thỏa thuận quy định nhóm OPEC+ sẽ giảm tổng cộng 9,7 triệu thùng dầu/ngày trong 2 tháng bắt đầu từ ngày 1/5, và có thể lên tới 15 triệu thùng/ngày nếu tính tới các nước khác trong Nhóm các nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).
-
Ông Donald Trump tái xuất Nhà Trắng sẽ tác động ra sao đến thị trường trái phiếu toàn cầu? -
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Dự báo Fed sẽ tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất -
Nhật Bản: BoJ có khả năng tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát -
Hiệu ứng bầu cử dần mờ nhạt trên thị trường chứng khoán Mỹ -
Alibaba muốn huy động 5 tỷ USD từ trái phiếu, ByteDance tìm cách mua lại cổ phiếu quỹ -
Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025