-
VNDirect đột ngột thay đổi kế hoạch sử dụng hơn 2.400 tỷ đồng -
Chuyển động tại Sabibeco: Ghế CEO đổi chủ, người nội bộ thoái vốn, ngày về Sabeco không xa? -
Không phải FPT Shop, chuỗi nhà thuốc Long Châu mới là “át chủ bài” của FRT -
Tasco lên kế hoạch chào bán gần 179 triệu cổ phiếu, rót vốn vào công ty con -
Cảng Sài Gòn giảm trích lập quỹ đầu tư phát triển do lo ngại lỗ luỹ kế -
Kinh doanh và Phát triển Bình Dương nhận thầu 1.426 tỷ đồng từ thành viên Becamex IDC
Trong quý III/2023, Công ty Dệt may Thành Công ghi nhận doanh thu đạt 919,29 tỷ đồng, giảm 25,2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 54,16 tỷ đồng, giảm 41,4% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 17,5%, về còn 15,1%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 35,5% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 76,21 tỷ đồng, về 138,58 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 18,2%, tương ứng tăng thêm 4,12 tỷ đồng, lên 26,73 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 19,9%, tương ứng giảm 6,79 tỷ đồng, về 27,28 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 21,1%, tương ứng giảm 18,91 tỷ đồng, về 70,55 tỷ đồng; và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Mới nhận khoảng 75% kế hoạch doanh thu đơn hàng cho quý IV/2023
Luỹ kế trong 9 tháng đầu năm 2023, Công ty Dệt may Thành Công ghi nhận doanh thu đạt 2.510,22 tỷ đồng, giảm 26,2% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế ghi nhận 111,44 tỷ đồng, giảm 49,7% so với cùng kỳ.
Trong năm 2023, Công ty Dệt may Thành Công đặt kế hoạch doanh thu 3.927,4 tỷ đồng, giảm 9% so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế dự kiến 244,9 tỷ đồng, giảm 13% so với thực hiện trong năm 2022.
Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm 2023, Công ty Dệt may Thành Công ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 155,18 tỷ đồng, hoàn thành được 63,4% so với kế hoạch lợi nhuận năm 2023 là 244,9 tỷ đồng.
Cập nhật tình hình đơn hàng, Ban lãnh đạo Công ty Dệt may Thành Công cho biết Công ty hiện vẫn chưa nhận đủ đơn hàng cho cuối năm và hoạt động chưa tối đa công suất. Công ty Dệt may Thành Công mới nhận khoảng 75% kế hoạch doanh thu đơn hàng cho quý IV/2023, đã và đang nhận đơn hàng cho quý I/2024.
Công ty cho biết thêm thông thường trong quý IV là mùa chuẩn bị cho Lễ hội và Tết nhưng năm nay, nhu cầu mua sắm và đơn hàng vẫn chậm so với những năm trước đây do tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn và phục hồi chậm.
Tính tới 30/9/2023, tổng tài sản của Công ty Dệt may Thành Công giảm 5,8% so với đầu năm, tương ứng giảm 201,85 tỷ đồng, về 3.275,3 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tồn kho ghi nhận 1.020,1 tỷ đồng, chiếm 31,1% tổng tài sản; tài sản cố định ghi nhận 989,6 tỷ đồng, chiếm 30,2% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ghi nhận 653,8 tỷ đồng, chiếm 20% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 653,8 tỷ đồng, chiếm 12,4% tổng tài sản; và các khoản mục khác biến không đáng kể.
Trong kỳ, tài sản biến động mạnh chủ yếu các khoản phải thu ngắn hạn tăng 58,9% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 150,1 tỷ đồng, lên 404,8 tỷ đồng; tồn kho giảm 18,7% so với đầu năm, tương ứng giảm 235 tỷ đồng, về 1.020,1 tỷ đồng; và các khoản mục khác biến động không đáng kể.
Doanh thu và lợi nhuận dự kiến đi lùi trong năm 2023
Trước đó, trong Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, Công ty Dệt may Thành Công lên kế hoạch đi lùi trong năm tài chính. Trong đó, năm 2023, Công ty Dệt may Thành Công đặt kế hoạch doanh thu 3.927,4 tỷ đồng, giảm 9% so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế dự kiến 244,9 tỷ đồng, giảm 13% so với thực hiện trong năm 2022.
Về định hướng kinh doanh, Công ty Dệt may Thành Công cho biết sẵn sàng kế hoạch tuyển dụng lao động để hoàn thành công suất kế hoạch của nhà máy may Vĩnh Long 2 tại Khu công nghiệp Hòa Phú ngay sau khi thị trường có dấu hiệu hồi phục.
Được biết, trong năm 2022, Dệt may Thành Công đã hoàn thành thi công nhà máy may số 2 tại Khu công nghiệp Hòa Phú với tổng vốn đầu tư là 190 tỷ đồng.
Phối hợp với đối tác để hoàn thành nhanh thủ tục pháp lý cho dự án TC Tower nhằm sớm khởi công; tận dụng các hiệp định thương mại tự do đã ký như CPTPP, EVFTA, RCEP… để đẩy mạnh tệp khách hàng, gia tăng khách hàng mới tại các thị trường trong Hiệp định thương mại, sử dụng lợi thế cạnh tranh chủ động nguyên vật liệu để đáp ứng các quy định nghiêm ngặt; và tiếp tục gia tăng công suất nhà máy ngành nhuộm, dệt thông qua việc hợp tác cùng các đối tác trong ngành dệt nhuộm.
Ngoài ra, về chính sách cổ tức, năm 2022 cổ tức tỷ lệ 20% (7% bằng tiền và 13% bằng cổ phiếu). Bước sang năm 2023, mức cổ tức dự kiến giảm về còn 15%.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 20/10, cổ phiếu TCM tăng 150 đồng lên 47.000 đồng/cổ phiếu.
-
Doanh nghiệp địa ốc vất vả với kế hoạch gọi vốn mới -
Công ty Năm Bảy Bảy tiếp tục gặp khó -
Ở điểm rơi lợi nhuận, Nhà Khang Điền gặp áp lực bán ra cổ phiếu -
Tasco lên kế hoạch chào bán gần 179 triệu cổ phiếu, rót vốn vào công ty con -
Triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường ngay sát Tết, KIDO tính bàn gì? -
Cảng Sài Gòn giảm trích lập quỹ đầu tư phát triển do lo ngại lỗ luỹ kế -
Khoản lỗ triền miên đằng sau chuỗi trung tâm xét nghiệm Diag
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up