
-
Cổ đông đề nghị mua cổ phiếu quỹ, Chủ tịch HĐQT VPBank nêu lý do từ chối
-
Tỷ giá ngân hàng hạ nhiệt, vàng tuột xuống dưới 120 triệu đồng/lượng
-
Eximbank đồng hành cùng doanh nghiệp FDI với giải pháp tài chính toàn diện
-
HDBank đạt trên 3.350 tỷ đồng lợi nhuận quý I, ROE duy trì vị thế đầu ngành
-
ĐHĐCĐ VPBank: Lập công ty bảo hiểm nhân thọ, mua công ty quản lý quỹ, mục tiêu tăng trưởng 30% các năm tiếp theo -
Mang bitcoin, ethereum, tín chỉ carbon… thế chấp ngân hàng để vay vốn?
![]() |
Theo tài liệu ĐHĐCĐ vừa được công bố, tại Đại hội năm nay, LienVietPostBank sẽ trình cổ đông thông qua phương án đổi tên viết tắt, tên viết tắt tiếng Anh.
Theo HĐQT LienVietPostBank, từ năm 2011 đến nay, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt sử dụng tên viết tắt. Tên viết tắt tiếng Anh chính thức là “LienVietPostBank” được dùng trên tất cả các văn bản pháp lý và các kênh truyền thông.
Nhược điểm của tên gọi này là quá nhiều ký tự, khó phát âm, khó nhớ, dẫn đến khó nhận biết, hiệu ứng truyền thông không cao. Hơn nữa, xu hướng chung của các ngân hàng hiện nay là sử dụng tên viết tắt dưới dạng rút gọn nhất có thể, dễ đọc, dễ nhớ.
Do đó, HĐQT LienVietPostBank trình ĐHĐCĐ xem xét, phê duyệt việc thay đổi tên viết tắt. Cụ thể, tên viết tiếng Anh của ngân hàng sẽ đổi sang “LPBank”. Sau khi ĐHĐCĐ thông qua, HĐQT ngân hàng sẽ quyết định thời điểm chính thức thực hiện việc đổi tên.
Việc thực hiện đổi tên ngân hàng được bàn trong bối cảnh Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (Vietnam Post) đã có kế hoạch thoái vốn khỏi LienVietPostBank.
Trước đó, trong tài liệu ĐHĐCĐ được Công bố, Ngân hàng TMCP Bản Việt (Vietcapital Bank) cũng xin ý kiến cổ đông về việc thay đổi tên viết tắt bằng tiếng Anh, từ Vietcapital Bank thành BVBank để thuận tiện trong việc truyền thông và giao dịch, phù hợp với mã giao dịch chứng khoán.
Năm 2021, KienLongBank cũng muốn trình cổ đông thông qua việc thay đổi tên viết tắt bằng tiếng Anh từ KienlongBank thành KSBank sau khi có những thay đổi về cơ cấu cổ đông. Khi đó, lãnh đạo ngân hàng này giải thích việc đổi tên viết tắt giúp ngân hàng truyền tải thông điệp rõ ràng và phù hợp với mục tiêu số hóa trong giai đoạn mới. "K" trong KSBank là đại diện cho từ Kiên Long, còn "S" là biểu tượng bản đồ Việt Nam.
Tuy nhiên, sau đó, Ngân hàng Nhà nước có văn bản thông báo không chấp thuận đề nghị thay đổi này vì ngân hàng chưa tuân thủ quy định tại điều 5, Thông tư số 50 ban hành năm 2018. Theo nội dung Thông tư 50, ngân hàng muốn đổi tên phải nộp bộ hồ sơ gồm văn bản đề nghị (tên hiện tại, tên dự kiến thay đổi, lý do thay đổi) và nghị quyết của đại hội đồng cổ đông.
Do không được chấp thuận dùng tên mới nên thời gian qua ngân hàng này vẫn dùng tên viết tắt cũ là KienlongBank.

-
ĐHĐCĐ VPBank: Lập công ty bảo hiểm nhân thọ, mua công ty quản lý quỹ, mục tiêu tăng trưởng 30% các năm tiếp theo -
Mang bitcoin, ethereum, tín chỉ carbon… thế chấp ngân hàng để vay vốn? -
Saigonbank báo lãi tăng 44% trong quý I/2025 dù tín dụng âm và dự phòng cao -
Sacombank báo lãi trước thuế quý I/2025 tăng 38% so với cùng kỳ -
Vàng được dự báo xu hướng đi ngang trong tuần này -
Eximbank công bố danh sách ứng viên HĐQT và Ban kiểm nhiệm kỳ mới -
Vàng neo quanh mốc 120 triệu đồng/lượng sau tuần biến động mạnh
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế