
-
Doanh nghiệp đa cấp phải rà soát hoạt động quảng cáo sản phẩm
-
“Nốt trầm” xuất khẩu gạo trong quý đầu năm 2025
-
Xuất khẩu đến ngày 15/4 đạt gần 120 tỷ USD
-
Diễn biến giá vật liệu tháng 4/2025: Thép, cát xây dựng tăng giá, xi măng ổn định
-
Bình Định khai thác tiềm năng du lịch đường sắt -
Starbucks hồi sinh thương hiệu Reserve tại thị trường TP.HCM
![]() |
Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng khá trong 2 tháng đầu năm (Ảnh: Đức Thanh) |
Thấy gì từ xuất khẩu 2 tháng
Kết quả tích cực của hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục được duy trì trong 2 tháng đầu năm 2025, dẫu thời gian này có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài. Theo thống kê sơ bộ của liên bộ Công thương - Tài chính, kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đạt 65,2 tỷ USD, tăng 9,9%; nhập khẩu đạt 62,9 tỷ USD, tăng 16%; thặng dư thương mại 2,3 tỷ USD.
Trong đó, xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt 46,5 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ; doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 18,7 tỷ USD, tăng 17,8%.
Xét theo nhóm hàng, xuất khẩu nông, thủy sản đạt 5,7 tỷ USD (tăng 7,7%), nhóm nhiên liệu - khoáng sản đạt 560 triệu USD (giảm 23,9%), nhóm công nghiệp chế biến đạt khoảng 56 tỷ USD (tăng gần 11%).


- Ông Nguyễn Anh Sơn, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương)
Tuy nhiên, trong bối cảnh thương mại quốc tế có nhiều biến động khó lường hiện nay, các doanh nghiệp đang lo ngại về chặng đường xuất khẩu sắp tới.
Thông tin từ các doanh nghiệp lớn thuộc hệ thống Vinatex như Dệt may Huế, Hòa Thọ… cho hay, thị trường hàng may mặc có những tín hiệu phục hồi trong 6 tháng đầu năm, nhưng từ quý III/2025 sẽ có dấu hiệu chững lại vì khách hàng còn đang nghe ngóng tác động của các chính sách thuế của Mỹ đối với nền kinh tế.
Hầu hết đơn hàng mà các doanh nghiệp này đã ký cho 6 tháng đầu năm là những đơn hàng có tính kỹ thuật cao, quy mô nhỏ. Nhưng trong nửa cuối năm 2025, nếu như tác động của chính sách thuế rõ ràng hơn, doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị các phương án sản xuất CMT để giảm thiểu rủi ro về nguồn gốc xuất xứ khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Lúc này, dù thuế quan từ Mỹ chưa mấy ảnh hưởng tới Việt Nam, song các ngành hàng xuất khẩu lớn đều chung nhận định rằng, ảnh hưởng của thuế quan sẽ có tác động trực tiếp và gián tiếp. Theo đó, khi Mỹ áp thuế với các quốc gia khác sẽ khiến giá nhập khẩu tăng, kéo theo nhu cầu giảm, nên ảnh hưởng đến đơn hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Thách thức tăng trưởng 12%
Từ nay đến cuối năm, theo tính toán của Bộ Công thương, để đạt mục tiêu xuất khẩu tăng 12%, đạt 454 tỷ USD, trung bình mỗi tháng phải xuất khẩu 37,8 tỷ USD. Ông Nguyễn Anh Sơn, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, với chỉ tiêu tăng trưởng 2 con số, áp lực xuất khẩu cực lớn, so với năm ngoái, mỗi tháng phải thực hiện tăng thêm hơn 4 tỷ USD.
Xuất khẩu bình quân 37,8 tỷ USD/tháng là rất cao, nhất là bối cảnh thương mại toàn cầu biến động, chính sách thương mại tại Mỹ có nhiều thay đổi theo hướng bất lợi cho các nước xuất khẩu, trong đó có Việt Nam.
Trong khi đó, đề cập tại Tại hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 2/2025, Thứ trưởng Bộ Công thương Phan Thị Thắng cho biết: “Lo nhất là căng thẳng địa chính trị vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, tiếp tục gây ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Sự thay đổi chính sách của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản… đang và sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Các biện pháp phòng vệ thương mại sẽ ngày càng gia tăng, các nền kinh tế lớn điều chỉnh chính sách nhằm bảo hộ ngành sản xuất trong nước”.
Chưa kể, xuất khẩu tăng, nhưng mức độ đa dạng hóa thị trường chưa cao. Năm ngoái, xuất khẩu của nước ta đạt xấp xỉ 406 tỷ USD, tăng 14,3%, đánh dấu mốc kỷ lục, nhưng thực tế, xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào một số thị trường lớn, như Mỹ, EU và Trung Quốc. Cụ thể, xuất khẩu sang Mỹ đạt xấp xỉ 120 tỷ USD, xuất sang EU đạt 51,9 tỷ USD, xuất sang Trung Quốc đạt 61,2 tỷ USD.
Sự phụ thuộc vào một số ít thị trường không chỉ làm tăng mức độ rủi ro cho các doanh nghiệp, mà còn khiến Việt Nam dễ bị tác động bởi các biến động kinh tế và chính trị toàn cầu.
Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa đạt đủ tiêu chuẩn quốc tế, khiến sản phẩm gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với hàng hóa từ các nước khác. Những mặt hàng như nông sản, thủy sản và dệt may với năng lực cung ứng lớn vẫn đang đối diện với vấn đề dư thừa sản phẩm và giá cả không ổn định.
Dữ liệu từ Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho thấy, từ năm 2024 đến nay, EU đưa ra 130 cảnh báo đối với nông sản thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này. Trong khi đó, Thái Lan bị cảnh báo 74 lần, Indonesia 29 lần, Hàn Quốc 17 lần, Malaysia 9 lần, Nhật Bản 6 lần. Số liệu trên cho thấy, tần suất bị cảnh báo của các mặt hàng nông sản Việt cao hơn rất nhiều so với các quốc gia trong khu vực.
Nguyên nhân khiến tần suất hàng Việt bị EU cảnh báo tăng mạnh do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón không đúng quy định và vượt mức dư lượng cho phép; chưa kiểm soát được sinh vật gây hại và chưa tuân thủ các quy định của nhà nhập khẩu.
Để giảm thiểu rủi ro thương mại và đạt mục tiêu tăng trưởng GDP, ông Suan Teck Kin, Giám đốc Khối Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB (Singapore) lưu ý: “Chính phủ nên khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường còn lại, đặc biệt là quốc gia láng giềng, đồng thời tập trung nhiều hơn vào các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh”.

-
Xuất khẩu rau quả giảm do thị trường Trung Quốc giảm nhập sầu riêng -
Diễn biến giá vật liệu tháng 4/2025: Thép, cát xây dựng tăng giá, xi măng ổn định -
Bình Định khai thác tiềm năng du lịch đường sắt -
Starbucks hồi sinh thương hiệu Reserve tại thị trường TP.HCM -
Việt Nam có nhiều tiềm năng xuất khẩu mặt hàng cá rô phi -
Giá xăng giảm tiếp, về dưới 19.000 đồng/lít -
SASCO vận hành sớm phòng chờ thương gia tại Nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)
-
Ngân Tín Group: Kiên định mục tiêu, vững vàng vượt thử thách
-
3 lực đẩy từ phát triển công nghiệp đưa bất động sản Phổ Yên cất cánh
-
Bình Dương: Điểm sáng tăng trưởng bất động sản vùng lân cận TP.HCM