
-
Tìm kiếm động lực cho mô hình tăng trưởng mới
-
Thủ tướng lập 8 Tổ công tác tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh, thúc đẩy đầu tư công
-
Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2027
-
Phấn đấu đưa 100% dịch vụ công lên Cổng Dịch vụ công quốc gia
-
Nhiều cải cách lớn đang thực hiện để nâng cao chất lượng thị trường chứng khoán -
Tập trung chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2025-2030
Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) cho biết đã nhận được thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan về việc Cục Ngoại Thương, Bộ Thương mại Thái Lan (DFT) đã ban hành thông báo về việc quyết định gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ với thép hợp kim cán nóng thêm ba (3) năm. Tuy nhiên, Việt Nam không nằm trong đối tượng các nước bị áp thuế.
Lý do Việt Nam là nước đang phát triển có thị phần xuất khẩu sản phẩm bị điều tra vào Thái Lan nhỏ hơn 3%.
![]() |
Thép hợp kim cán nóng xuất khẩu sang Thái Lan sẽ không bị gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ. |
Theo quy định pháp luật tự vệ của Thái Lan, mức thuế này sẽ không được áp dụng đối với hàng hoá có xuất xứ từ bất kỳ nước đang phát triển nào có thị phần nhập khẩu sản phẩm bị điều tra không vượt quá 3%.
Do kết quả điều tra rà soát cho thấy không có thêm nước đang phát triển nào có thị phần nhập khẩu sản phẩm bị điều tra vượt quá 3%, nên danh sách các nước đang phát triển được loại khỏi biện pháp tự vệ gia hạn được giữ nguyên (trong đó có Việt Nam).
Ngoài ra, một số nhà nhập khẩu sản phẩm bị điều tra nhằm sản xuất, chế biến thêm hoặc lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh để xuất khẩu cũng được miễn thuế.
Ngày 27 tháng 11 năm 2012, Bộ Thương mại Thái Lan đã khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ với sản phẩm Thép hợp kim cán nóng cuộn hoặc không cuộn của Việt Nam.
Đến tháng 9/2013, DFT đã ban hành quyết định cuối cùng của vụ việc, theo đó, thuế tự vệ được áp dụng trong vòng 03 năm, có hiệu lực từ ngày 15/9/2013 đến 26/2/2016 với mức thuế năm thứ nhất: 44,20%, năm thứ hai: 43,57%, năm thứ ba: 42,95%.
Như vậy, với kết quả từ cuộc rà soát và chính thức đưa Việt Nam ra khỏi danh sách áp dụng biện pháp tự vệ gia hạn, các doanh nghiệp xuất khẩu thép hợp kim cán nóng của Việt Nam sẽ không còn bị mức thuế tự vệ 44,2-42,95% (giảm dần sau từng năm) khi xuất khẩu sản phẩm nói trên sang Thái Lan từ tháng 3/2016.

-
Nhiều cải cách lớn đang thực hiện để nâng cao chất lượng thị trường chứng khoán -
Tập trung chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2025-2030 -
Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bị đề nghị kỷ luật -
Quảng Ninh thông qua 16 nghị quyết quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội -
Sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ từ ngày 1/9/2025 -
5 nhóm chính sách đặc thù, đột phá để Hà Nội phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo -
Lạm phát được kiểm soát, nhưng không chủ quan
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam
-
PVCFC xuất thêm 30.000 tấn phân bón sang Úc, mở rộng thị trường nhờ đẳng cấp Level One
-
Tập đoàn TH tiếp tục thực thi ESG: Bền vững là con đường, không phải đích đến
-
“Độc lạ” cách bán hàng tại khu đô thị phía Tây TP.HCM: Khuyến khích khách mua ở thực
-
Shinec - Diệu Thái ký kết hợp tác chiến lược 500 triệu USD: Định hình hành lang kinh tế xuyên biên giới Việt - Trung