
-
Gói cước dài kỳ 5G MobiFone: Tích hợp đa quyền lợi, nâng tầm trải nghiệm cho người dùng
-
Nhà mạng chạy đua xây dựng hạ tầng 5G
-
Doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á tiếp tục bị tội phạm mạng tấn công
-
Apple chuẩn bị tung iPhone “khác biệt nhất lịch sử”
-
VNPT và Vingroup hợp tác cùng thúc đẩy chuyển đổi kép -
Công bố các sản phẩm, giải pháp, sáng kiến tiêu biểu trên Cổng 57
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, ngay trong năm 2020, Bộ sẽ cho phép các doanh nghiệp viễn thông tiến hành triển khai cung cấp dịch vụ 5G tại các khu công nghệ thông tin tập trung, các khu công nghiệp, nghiên cứu, các trường đại học và tại các khu vực trung tâm các Tỉnh/Thành phố.
Trong tháng 7/2020, Bộ TTTT sẽ cho triển khai thử 2 nghiệm thiết bị 5G Việt Nam và tiến tới triển khai thử nghiệm thương mại mạng 5G sử dụng thiết bị Việt Nam vào tháng 10/2020.
Trước đó, ngày 17/1/2020, cuộc gọi video đầu tiên sử dụng đường truyền kết nối 5G trên thiết bị thu phát sóng gNodeB do Viettel tự nghiên cứu và sản xuất, được thực hiện thành công đánh dấu sự kiện Việt Nam chính thức làm chủ công nghệ mạng 5G.
Sau đó, vào tháng 4/2020, VNPT công bố thử nghiệm thành công mạng VinaPhone 5G tại 2 thành phố là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
VNPT cho biết, trong lần thử nghiệm này, mạng VinaPhone 5G được thực hiện tích hợp vào hệ thống mạng vô tuyến, truyền dẫn và mạng lõi hiện hữu của VinaPhone. Do vậy, ngoài việc thử nghiệm tốc độ của mạng VinaPhone 5G, VNPT còn thành công trong việc làm chủ kỹ thuật và công nghệ 5G phục vụ thương mại.
![]() |
VNPT thử nghiệm 5G thành công. |
Việc làm chủ thiết bị 5G có ý nghĩa chiến lược quốc gia và Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới có thể sản xuất thiết bị 5G. Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết sẽ tạo điều kiện và tập trung chỉ đạo các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện sứ mệnh đầu tư vào nghiên cứu sản xuất thiết bị 5G hướng tới mục tiêu thương mại hóa sản phẩm 5G trong năm 2020.
Như vậy, mạng thông tin di động 5G ở Việt Nam được triển khai thương mại cùng nhịp với những nước đầu tiên trên thế giới. Từ nay Việt Nam chủ động đi đầu cùng với thế giới về mặt công nghệ, cũng như xây dựng lộ trình và phương án loại bỏ công nghệ di động 2G từ năm 2022. Đồng thời, sẽ tiến hành đấu giá, cấp giấy phép băng tần thông tin di động 2.6 GHz để nâng cao chất lượng mạng lưới, tốc độ dịch vụ thông tin di động.
Tại Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2020, Bộ Thông tin - Truyền thông cho biết đã thành lập tổ công tác thúc đẩy phát triển 5G tại Việt Nam. Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, định hướng và hỗ trợ giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho các tổ chức, tập đoàn công nghệ để đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu phát triển, sớm triển khai công nghệ 5G tại Việt Nam. Đồng thời, triển khai lắp đặt thử nghiệm mạng 5G do Viettel và Vinsmart sản xuất tại trụ sở Bộ.

-
Nghị quyết 57-NQ/TW sẽ tháo điểm nghẽn, biến kết quả nghiên cứu khoa học thành vàng -
Nhà mạng chạy đua xây dựng hạ tầng 5G -
Thu hút nhân tài thực thi Nghị quyết số 57-NQ/TW -
Doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á tiếp tục bị tội phạm mạng tấn công -
Đưa thể chế thành cầu nối lan tỏa đến các nhà khoa học và doanh nghiệp -
Kế hoạch triển khai Phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số" -
Thúc đẩy kinh tế báo chí: Điểm mới trong dự thảo Luật Báo chí sửa đổi
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt