
-
Ngành Thuế ứng phó ra sao với tác động từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ
-
Quy định mới về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
-
Hà Nội sẽ mở 500 đại lý dịch vụ công trực tuyến không dùng ngân sách
-
Điểm tên 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD sau quý I/2025
-
Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số -
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9% sau quý I/2025
![]() |
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. |
Phát biểu bế mạc phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 25/3, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị các cơ quan của Quốc hội phối hợp chặt chẽ với Chính phủ xem xét khả năng chuẩn bị các nội dung trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay để Ủy ban Thường vụ Quốc hội có cơ sở xem xét, quyết định chương trình làm việc tại kỳ họp Quốc hội tới.
Theo Chủ tịch Quốc hội, nếu đến đầu tháng 4 dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phải xem xét, thảo luận, quyết định về thời gian tổ chức kỳ họp Quốc hội thứ 9.
Theo thông lệ, kỳ họp Quốc hội đầu tiên hàng năm sẽ khai mạc vào ngày 20/5, nếu ngày này trùng vào thứ Bảy, Chủ nhật thì sẽ dời khai mạc sang ngày thứ Hai của tuần tiếp đó.
Mọi công việc cho kỳ họp này vẫn đang được khẩn trương tiến hành, song việc phải tính toán về thời gian cũng đã được Chủ tịch Quốc hội đề cập ngay từ khi khai mạc phiên họp thứ 43 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, bởi mỗi kỳ họp có tới gần 500 đại biểu Quốc hội, hàng trăm nhà báo, hàng trăm khách mời và rất nhiều nhân viên, cán bộ phục vụ cho kỳ họp tập trung tại tòa nhà Quốc hội, theo Chủ tịch là "rất khó" nếu dịch bệnh vẫn kéo dài.
Cũng từ tình hình dịch bệnh, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách trong tháng 4 tới đây sẽ tổ chức theo hình thức trực tuyến, thay vì tổ chức tại phòng họp Thăng Long (Nhà Quốc hội) như mọi lần.
Hội nghị này sẽ cho ý kiến về những vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của 5 dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, gồm: dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); Dự án Luật Đầu tư (sửa đổi); Dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi); Dự án Luật Thanh niên (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội.
Ba trong số 5 dự án luật nói trên vừa được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp 43. Trong đó còn khá ngổn ngang là dự án Luật PPP, với băn khoăn từ phạm vi điều chỉnh cho đến các chính sách đặc thù.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện và gửi tài liệu của 5 dự án luật sẽ thảo luận tại hội nghị đại biểu chuyên trách cho các vị đại biểu Quốc hội. Dự kiến hội nghị này sẽ diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8/4/2020.

-
Điểm tên 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD sau quý I/2025 -
Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số -
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,8% sau quý I/2025 -
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9% sau quý I/2025 -
Kinh tế Việt Nam vượt khó năm 2025 -
Để kinh tế phát triển, không “ngại” sửa nhiều luật -
Các mốc quan trọng trong sắp xếp đơn vị hành chính, xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp
-
“Thưởng Ngoạn Xứ Trung” cùng Nhôm An Lập Phát
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư