
-
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu
-
Phát triển khu công nghiệp thông minh với công nghệ từ Schneider Electric
-
Hội chợ THAIFEX Anuga Asia 2025: Thúc đẩy đổi mới và mở rộng cơ hội kinh doanh ngành Thực phẩm và Đồ uống
-
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu HHV trước làn sóng đầu tư công
-
3 điều mà Chủ tịch Masan tin rằng không thay đổi -
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng
Liên quan đến những kiến nghị, khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp về tiếp cận vốn phục hồi sản xuất, kinh doanh sau đại dịch COVID-19, chiều 22/3, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức buổi tọa đàm, thảo luận về vấn đề này.
Toàn cảnh buổi tọa đàm |
Trước những khó khăn, thách thức mà cộng đồng doanh nghiệp đang phải đối mặt, nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực từ miễn, giảm, giãn các khoản thuế, tiền thuê đất; cắt giảm thủ tục hành chính; hỗ trợ lãi suất... liên tục được Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành ban hành để giúp doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp hiện vẫn đang phải đối mặt với việc chi phí nguyên vật liệu tăng cao, phát sinh chi phí y tế... Trong khi đó, nguồn tài chính dự trữ hầu như đã sử dụng trong khoảng thời gian dài giãn cách xã hội; việc tiếp cận nguồn vốn với đa phần các ngân hàng đều khó khăn, do những tiêu chí khắt khe về kết quả kinh doanh, tài sản bảo đảm. Việc yêu cầu tài sản thế chấp (thường là bất động sản) đôi khi chưa phù hợp, gây khó khăn lớn cho việc vay vốn, tăng thêm các chi phí giao dịch và nhiều khi khiến vốn của doanh nghiệp bị tồn đọng.
Hiện nay trên địa bàn Thanh Hóa có hơn 27.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập, trong đó có hơn 15.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Một tỷ lệ lớn doanh nghiệp hiện nay chỉ có thể tiếp cận được những khoản vay ngắn hạn, doanh nghiệp tiếp cận được khoản vay trung và dài hạn còn rất hạn chế.
Theo đó, tại buổi tọa đàm, đại diện các doanh nghiệp đã đưa ra những kiến nghị về cơ chế, chính sách, thủ tục hỗ trợ nguồn vốn cho phục hồi sản xuất như: Tiếp tục có các chính sách hỗ trợ giảm lãi suất (nhất là với các lĩnh vực sản xuất đang được ưu tiên phát triển); tăng thời hạn đảo nợ; đơn giản thủ tục thẩm định tài sản cho vay; thẩm định giá trị tài sản đúng với giá trị thực tế của thị trường…
Riêng đối với nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp, họ đề nghị các ngân hàng xem xét thiết kế các gói sản phẩm tín dụng dành riêng cho các doanh nghiệp này; trong đó giảm bớt các điều kiện đánh giá về năng lực tài chính, hay xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp. Thay vào đó, việc đánh giá có thể dựa trên tiêu thức xác định doanh nghiệp khởi nghiệp hoặc các tiêu chí đánh giá tính khả thi của phương án kinh doanh, nhằm kiểm soát rủi ro mà không cần thiết phải có tài sản đảm bảo.
Công ty cổ phần Điện lực Thanh Hoá kiến nghị về việc điều chỉnh kỳ hạn đáo nợ gốc |
Về phía ngân hàng, lãnh đạo các đơn vị này lý giải nguyên nhân khiến khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp còn hạn chế là: nguồn lực về vốn của các ngân hàng thương mại còn hạn chế, chi phí hoạt động còn ở mức cao; các kênh cung ứng vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế còn nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu... Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ hoặc siêu nhỏ thường năng lực tài chính hạn chế, không có bộ phận chuyên trách về pháp lý. Việc hạch toán thiếu chuyên nghiệp, thông tin tài chính thiếu minh bạch trong khi lại thiếu tài sản bảo đảm cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng...
Ông Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa cho biết: Tại buổi toạ đàm, Hiệp hội đã ghi nhận, tổng hợp các kiến nghị, đề xuất của cả phía doanh nghiệp và ngân hàng. “Tuy nhiên có một điều bất cập là COVID-19 ảnh hưởng tới “cả làng” nên việc giãn nợ cũng phải ưu tiên cho những ngành nghề đặc biệt hơn. Tới đây chúng tôi sẽ làm việc với Ngân hàng Nhà nước, lãnh đạo tỉnh để đưa ra bài toán tốt nhất nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ cho cả phía ngân hàng”, ông Đoan nhấn mạnh.

-
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu
-
Phát triển khu công nghiệp thông minh với công nghệ từ Schneider Electric
-
Đề xuất tăng vốn điều lệ của “ông lớn” đường cao tốc Việt Nam lên 38.618 tỷ đồng
-
Canada điều tra dây thép carbon và hợp kim thép nhập từ Việt Nam
-
Hội chợ THAIFEX Anuga Asia 2025: Thúc đẩy đổi mới và mở rộng cơ hội kinh doanh ngành Thực phẩm và Đồ uống -
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu HHV trước làn sóng đầu tư công -
3 điều mà Chủ tịch Masan tin rằng không thay đổi -
SASCO đón vận hội, tiên phong chinh phục -
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng -
UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận chuyển nhượng Nhà máy thủy điện Khe Nghi -
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô