-
Lâm Đồng nêu nguyên nhân thu hút FDI chưa đạt kỳ vọng
-
Phát triển Hậu Giang trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng ĐBSCL
-
Đưa vào khai thác 2 dự án giao thông quan trọng tại miền Tây Nam Bộ
-
Lâm Đồng: Tiến độ triển khai lập các đồ án quy hoạch còn chậm
-
Tập đoàn DMCC (UAE) quan tâm hợp tác đầu tư về logistics, năng lượng vào Bình Định -
Chọn tư vấn rà soát, đánh giá kết quả quy hoạch Sân bay Đà Nẵng
Trên thực tế, có nhiều dự án được chấp thuận đầu tư quá nhiều năm nhưng không đầu tư; đặc biệt có chủ đầu tư cố tình “ôm đất”, gây bức xúc cho người dân địa phương, ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển chung cũng như gây khó khăn cho việc thu hút đầu tư những dự án khác.
Thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá, hiện nay trên địa bàn tỉnh (không tính tại Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa) hiện có 55 dự án đã hết hiệu lực pháp lý của chủ trương đầu tư, cần báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, có hướng giải quyết. Trong đó, có 25 dự án đã được Chủ tịch UBND tỉnh gia hạn lần cuối theo Công văn 10814/UBND-THKH, ngày 10/8/2020.
Theo đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất cho dừng 7 dự án không còn điều kiện khả thi đầu tư. Cùng với đó, Sở cũng đưa ra nhiều giải pháp để tiếp tục triển khai những dự án còn lại.
Hội nghị thảo luận hướng giải quyết những dự án chậm tiến độ quá lâu, dự án hết hiệu lực pháp lý |
Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu Công nghiệp tỉnh cũng tổng hợp 46 dự án trong diện cần phải xem xét, trong đó đề xuất dừng 4 dự án chậm nhiều năm nhưng chủ đầu tư không hợp tác.
Theo đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi đồng ý đề xuất cho dừng 2 dự án tại Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu Công nghiệp tỉnh Thanh Hóa và 7 dự án tại các huyện, thị xã, thành phố, gồm: Trường Mầm non Quốc tế Clever Kids của Công ty TNHH Tư vấn kiến trúc và Xây dựng Hà Nội (phường Quảng Thành, TP Thanh Hóa); Xưởng sản xuất, chế biến đá làm vật liệu xây dựng của Doanh nghiệp tư nhân Tuấn Hùng (thị trấn Yên Lâm, huyện Yên Định); Khu Trang trại tổng hợp công nghệ cao Quảng Lợi của Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Quảng Lợi (xã Xuân Thiên và Thọ Minh) và Nhà máy Sản xuất bản ghế của Công ty TNHH Tadlack Production (xã Thọ Hải, Thọ Xuân); Đầu tư mở rộng bãi tập kết vật liệu xây dựng Vĩnh Yên của Công ty CP Thương mại Đức Lộc (xã Vĩnh Yên, Vĩnh Lộc); Dịch vụ ẩm thực Hoa Linh của Công ty CP Ứng dụng Công nghệ Hoa Linh (xã Quảng Trung, Quảng Xương); Trạm thu mua, phân loại lâm sản của Công ty TNHH Chế biến Lâm sản Thành Lộc (xã Mường Chanh, Mường Lát).
Đây là những dự án đã được các ngành, các địa phương tạo điều kiện, gia hạn nhiều lần nhưng các dự án đã chậm tiến độ quá lâu, hết hiệu lực pháp lý, không còn điều kiện khả thi đầu tư. Hơn nữa, các chủ đầu tư không còn mặn mà, thậm chí có ý kiến được chấm dứt đầu tư.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở kế hoạch và Đầu tư cùng các đơn vị liên quan phải hoàn thành thủ tục và có văn bản báo cáo UBND tỉnh về nguyên nhân cũng như đề xuất dừng các dự án trước ngày 30/7/2021.

-
Lâm Đồng: Tiến độ triển khai lập các đồ án quy hoạch còn chậm -
Tập đoàn DMCC (UAE) quan tâm hợp tác đầu tư về logistics, năng lượng vào Bình Định -
Chọn tư vấn rà soát, đánh giá kết quả quy hoạch Sân bay Đà Nẵng -
Kiến tạo động lực phát triển xứ Tây Đô từ tầm nhìn quy hoạch -
Bạc Liêu đồng hành với doanh nghiệp trong phát triển bền vững -
Năm 2023, lần đầu tiên GRDP của Nam Định đạt mức tăng trưởng hai con số -
Sẵn sàng cho sự phát triển của ngành bán dẫn
-
Gas South khánh thành trạm chiết nạp LPG Nha Trang
-
Giật nắp, nghiêng chai, năm mới phát tài cùng Tuborg
-
Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút lao động chất lượng cao
-
Nhận ưu đãi chiết khấu hàng trăm triệu khi mua căn hộ Khai Sơn City
-
HSC được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2023
-
Tập đoàn Sao Đỏ và Bảo Long Solar hợp tác đầu tư điện mặt trời áp mái