Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Thanh Hóa: Xây dựng thương hiệu “ngao Hậu Lộc”
Sỹ Chức - 16/03/2017 13:28
 
Nghề nuôi ngao của Thanh Hóa phát triển mạnh tại huyện Hậu Lộc, ngay từ năm 2011, vùng ven biển của huyện Hậu Lộc dành để phát triển nuôi ngao có diện tích hơn 700 ha, với sản lượng bình quân 6.500 - 7.000 tấn/năm.

Mặc dù còn gặp nhiều rủi ro về môi trường, khó khăn về đầu ra, giá cả có lúc bấp bênh... nhưng nghề nuôi ngao và sản xuất ngao giống vẫn được lãnh đạo huyện Hậu Lộc xác định là mũi nhọn trong phát triển kinh tế, đối tượng nuôi chủ lực và là thế mạnh phù hợp với địa phương.

Ông Nguyễn Văn Luệ, Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc cho biết, để nuôi trồng và khai thác cho hiệu quả kinh tế cao, hướng tới xây dựng thương hiệu “ngao Hậu Lộc”, huyện đang triển khai thực hiện các giải pháp về quy hoạch vùng ương ngao giống tập trung, cơ sở hạ tầng đầu mối phù hợp điều kiện ương nuôi ngao giống. Khuyến khích các cơ sở sản xuất giống, ương nuôi thương phẩm hợp tác, liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị, chất lượng giống được cơ quan có thẩm quyền công nhận, con giống phải được kiểm dịch, quản lý nghiêm ngặt trước khi cung cấp cho người nuôi.

.
Nghề nuôi ngao và sản xuất ngao giống được lãnh đạo huyện Hậu Lộc xác định là một mũi nhọn trong phát triển kinh tế

Với đặc thù nghề nuôi ngao có suất đầu tư khá lớn (bình quân mỗi hộ phải đầu tư 200-300 triệu đồng/ha), trong khi quá trình nuôi cũng khó tránh những rủi ro khi không sàng lọc kỹ đầu vào như chất lượng giống, quy trình chăm sóc,... Việc quy hoạch vùng ương ngao giống tập trung, cơ sở hạ tầng đầu mối ương nuôi ngao giống đồng nghĩa với ngăn ngừa tối đa những rủi ro trong quá trình nuôi trồng. Đồng thời Huyện cũng sẽ tăng cường quản lý nhà nước về điều kiện sản xuất giống, ương nuôi giống và nuôi ngao thương phẩm.

Huyện Hậu Lộc cũng chú trọng tuyên truyền sâu rộng về công tác quản lý giống, quản lý vùng nuôi, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm trong sản xuất, lưu thông ngao giống và các vật tư phục vụ nuôi ngao, thường xuyên quan trắc môi trường để cảnh báo kịp thời cho người nuôi; ứng dụng công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ sinh học cho sản xuất ngao giống và nuôi thương phẩm; tăng cường công tác khuyến nông, tập huấn, khuyến cáo, thông tin kịp thời về tình hình nuôi, kỹ thuật nuôi mới cho người dân. Cán bộ kỹ thuật thường xuyên được tiếp cận, đào tạo ngắn hạn về sản xuất giống và nuôi thương phẩm tại các trung tâm, vùng nuôi tiên tiến, hiện đại trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, nhằm hướng tới việc nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm nuôi trồng. Huyện sẽ thúc đẩy các mô hình HTX hoặc ban, tổ quản lý vùng nuôi, tăng cường vai trò quản lý cộng đồng, khuyến khích thành lập hiệp hội về sản xuất ngao giống, ương nuôi và nuôi ngao thương phẩm tại Hậu Lộc để hỗ trợ nhau về kỹ thuật, dịch vụ hậu cần và tiêu thụ sản phẩm. Đặt ra các tiêu chí kỹ thuật phù hợp đối với những ao đầm, bãi nuôi, vùng nuôi, mật độ thả giống bảo đảm để các loài nhuyễn thể sinh trưởng, phát triển nhuyên thể từng năm đối với các hộ nuôi.

.
Một vùng nuôi ngao ở ven biển Hậu Lộc, Thanh Hóa

Huyện cũng sẽ trình UBND tỉnh và các cơ quan chức năng, xin cơ chế đặc thù, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến thủy hải sản tại địa phương, nâng cao giá trị ngao thương phẩm, gây dựng thị trường bền vững,…

Đặc biệt, xây dựng môi trường kinh doanh, hợp tác tin cậy giữa các hộ nuôi cá thể và các doanh nghiệp, cơ sở chế biến, đảm bảo môi trường vệ sinh,… đây là những đối tượng “cộng sinh”, trong hợp tác hướng tới tiêu chí “win – win”, cùng nhau phát triển.

“Để phát triển bền vững cho nuôi ngao vùng ven biển, chủ trương chính của lãnh đạo huyện là kêu gọi các doanh nghiệp sản xuất và chế biến, nâng cao giá trị con ngao. Huyện Hậu Lộc đã và đang kêu gọi doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến ngao ngay sát tại vùng ven biển, với diện tích dự kiến 4 ha, công suất chế biến bình quân 20.000 tấn/năm để đưa việc nuôi thả ngao phát triển đi vào chiều sâu…”, ông Luệ nói.

Mới đây, UBND huyện Hậu Lộc đã tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện năm 2017.
Tại buổi gặp mặt, lãnh đạo huyện và đại diện các doanh nghiệp đã thẳng thắn trao đổi, nhìn nhận những hạn chế thiếu xót chưa đạt được nhằm phát huy tối đa lợi thế của huyện đặc thù vùng ven biển.
Cũng tại buổi gặp mặt này, huyện Hậu Lộc đã công bố quyết định thành lập ban vận động thành lập hội doanh nghiệp trên địa bàn huyện và các chương trình hành động để xây dựng đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn ngày một lớn mạnh.
Huyện Hậu Lộc hiện có 186 doanh nghiệp, tổng số vốn đăng ký kinh doanh 410,6 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho hơn 6.151 lao động; Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2016 trên địa bàn đạt 1.035 tỷ đồng, tăng 14,5% so với cùng kỳ; hàng hóa dịch vụ đạt 1.308 tỷ đồng, tăng 13,7% so với cùng kỳ; giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu đạt 28,3 triệu USD, tăng 11,9% so với cùng kỳ;

Thanh Hóa gặp gỡ đối thoại với doanh nghiệp năm 2017
Sáng ngày 2/3/2017, tại Trung tâm hội nghị 25B, Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cùng các sở, ngành, ban chức năng đã tổ chức Hội...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư