
-
Công viên nước Hà Nam ưu đãi “khủng” cho người dân địa phương dịp 30/4, 1/5
-
Tour du lịch “về nguồn” hút khách dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Ninh Thuận tổ chức Tuần Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Ẩm thực vào cuối tháng 4
-
Du lịch Đồng Tháp đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế
-
Check-in Việt Nam bằng công nghệ: Trải nghiệm mới từ “Yêu lắm Việt Nam” -
Cơ hội cho du lịch trước “sóng gió” thuế quan toàn cầu
![]() |
Gành Đá Đĩa, tỉnh Phú Yên trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách mỗi khi đến địa phương. |
Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 định hướng Phú Yên sẽ thành lập Công viên địa chất Phú Yên, hướng tới danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO để xây dựng thương hiệu địa phương trong chiến lược quảng bá hình ảnh, phát triển du lịch quốc tế, hướng đến việc khai thác và phát huy đồng bộ, toàn diện giá trị các di sản địa chất, di sản văn hóa xã hội lịch sử, đa dạng sinh học một cách bền vững, góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao thu nhập cho người dân.
Phú Yên nổi tiếng với danh thắng thiên nhiên Gành Đá Đĩa tại xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Địa điểm này là một đoạn bờ biển có các cột đá bazan hình lăng trụ, trông giống như những chiếc đĩa xếp chồng lên nhau.
Theo các nghiên cứu, bazan tại khu vực này hình thành do hoạt động phun trào của núi lửa tại vùng trung tâm tỉnh Phú Yên (cao nguyên Vân Hòa ngày nay) cách đây hàng triệu năm. Các dòng dung nham khi nguội dần thì đông cứng lại và nứt vỡ thành các cột đá hình lăng trụ tương đối đồng đều. Những cột đá nằm sát biển sau đó lại chịu tác động của sóng đánh vào nên tiếp tục nứt theo chiều ngang, tạo thành các “đĩa” đá.
Đặc biệt, tháng 12/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1570/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Gành Đá Đĩa, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch gồm 808,89 ha (không bao gồm diện tích khoanh vùng bảo vệ của Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Gành Đá Đĩa), thuộc Phân khu 9, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Đối tượng nghiên cứu lập quy hoạch bao gồm toàn bộ Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Gành Đá Đĩa và không gian cảnh quan thiên nhiên, môi trường - sinh thái xung quanh.
Các giá trị di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể, cảnh quan môi trường và tài liệu, hiện vật liên quan; công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị danh lam thắng cảnh Gành Đá Đĩa và các yếu tố đô thị, kinh tế - xã hội, dân cư...
Mục tiêu lập quy hoạch nhằm nhận diện đầy đủ giá trị và bảo tồn các giá trị đặc sắc về địa chất của Danh lam thắng cảnh Gành Đá Đĩa; bảo vệ tài nguyên mặt nước, đa dạng sinh học, địa chất, địa mạo và di sản văn hóa của cộng đồng trong khu vực; hoàn thiện hệ thống hồ sơ, dữ liệu làm cơ sở chuyển đổi số và tự động hóa trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích; phát huy giá trị Danh lam thắng cảnh Gành Đá Đĩa, trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn của tỉnh Phú Yên, vùng Nam Trung Bộ và cả nước; kết nối với các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh khác tại địa phương, hình thành chuỗi sản phẩm du lịch, kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo tồn các giá trị độc đáo của danh thắng và di sản văn hóa truyền thống của khu vực...
Việc lập quy hoạch nhằm làm cơ sở pháp lý thu hút nguồn lực đầu tư; quản lý và bảo vệ danh lam thắng cảnh và các di sản trong khu vực; lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai các dự án thành phần về bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị danh lam thắng cảnh...
Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 cũng đặt ra yêu cầu tỉnh Phú Yên phải đảm bảo giữ gìn bản sắc của vùng đất và con người Phú Yên; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững; uu tiên tu bổ, tôn tạo các di tích đã xếp hạng bị xuống cấp, các di tích có giá trị phát triển du lịch.
Đồng thời, Phú Yên cần tập trung xây dựng, từng bước hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao; phát triển sâu rộng và bền vững hoạt động thể dục thể thao, phát triển thể thao thành tích cao, tập trung vào các môn thế mạnh của thể thao tỉnh; khuyến khích xã hội hóa phát triển thể dục, thể thao.

-
Du lịch Đồng Tháp đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế -
Check-in Việt Nam bằng công nghệ: Trải nghiệm mới từ “Yêu lắm Việt Nam” -
Cơ hội cho du lịch trước “sóng gió” thuế quan toàn cầu -
Hà Nội hướng tới xây dựng hệ sinh thái du lịch Halal toàn diện -
Du lịch Tuần Châu tạo sức bật từ kết nối thực chất -
Hà Nội công nhận điểm du lịch Thụy Lâm -
Du lịch đảo Tuần Châu đổi mới, hấp dẫn doanh nghiệp lữ hành
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa