-
Băng tan ở Nam Cực có thể "đánh thức" các ngọn núi lửa ngầm -
Hàng không Việt: Cần lực đỡ để theo đuổi chương trình nhiên liệu xanh -
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải tăng tốc, bứt phá trong năm 2025 -
Hãng bay Việt Nam đầu tiên sử dụng nhiên liệu “xanh” trên các chuyến bay từ châu Âu -
Các sản phẩm điện - điện tử phải tái chế từ 1/1/2025 -
Chính phủ đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ cho nông sản Việt
Đại hội Hiệp hội Xử lý chất thải Việt Nam lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2022-2027. |
Báo cáo quá trình thành lập Hiệp hội, ông Ngô Quốc Khánh, Tổng Thư ký Hiệp hội Xử lý chất thải Việt Nam cho biết, quá trình hiện đại hoá, đô thị hoá tại Việt Nam đã làm cho lượng chất thải phát sinh khổng lồ, đặc biệt tại các đô thị và khu công nghiệp. Đáng nói, mỗi năm, lượng chất thải phát sinh lại tăng lên không ngừng.
Theo thống kê của Bộ Công thương, lượng phát thải hàng năm là rất lớn. Trung bình có khoảng 35.000 tấn chất thải sinh hoạt đô thị và 34.000 tấn chất thải sinh hoạt nông thôn thải ra hằng ngày. Riêng thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày có khoảng từ 7.000-8.000 tấn chất thải rắn thải ra mỗi ngày. Dự báo đến năm 2025, tỷ lệ chất thải phát sinh khoảng 10-16%.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ước tính, lượng chất thải nguy hại đã phát sinh mỗi năm khoảng 875.000 tấn (chiếm tỷ lệ từ 20-30% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp)… Trên thực tế, lượng phát sinh chất thải có thể còn lớn hơn rất nhiều.
Việc xử lý chất thải là trách nhiệm chung không chỉ của các bộ ngành mà còn là thách thức của nhiều doanh nghiệp đã và đang hoạt động trong việc xử lý chất thải. Trên cơ sở đó, Hiệp hội Xử lý chất thải Việt Nam ra đời để tập hợp và đoàn kết các hội viên để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm xử lý chất thải trên cơ sở tuân thủ Hiến pháp, pháp luật.
“Hiệp hội là tiếng nói đại diện cho tất cả những doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải, là cầu nồi giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước. Qua đó góp phần tích cực trong công tác bảo vệ môi trường của đất nước”, ông Ngô Quốc Khánh khẳng định.
Hiệp hội được kỳ vọng sẽ góp phần tập hợp, đoàn kết hội viên, chung tay góp phần bảo vệ môi trường. |
Phát biểu tại Đại hội, ông Tạ Tấn, Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chức phi chính phủ, Bộ Nội vụ) đã bày tỏ sự vui mừng và ấn tượng với sự thành lập và chủ đề “Chung tay kiến tạo môi trường xanh” của Hiệp hội.
Theo ông Tấn, việc phát triển kinh tế, hiện đại hoá đất nước đặt ra nhiều vấn đề về bảo vệ môi trường gắn với phát triển bền vững. Tuy nhiên, quá trình phát triển đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, việc bảo vệ môi trường chưa được chú trọng trong một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp. Để khắc phục, một trong những biện pháp quan trọng là xử lý môi trường, xử lý chất thải.
Ông Tấn kỳ vọng, Hiệp hội ra đời sẽ góp phần tập hợp, đoàn kết hội viên, chung tay góp phần bảo vệ môi trường. “Chúng tôi rất ủng hộ quá trình thành lập của Hiệp hội và mong muốn trong quá trình hoạt động Hiệp hội sẽ thực hiện tốt tôn chỉ mục đích của mình”, ông nhấn mạnh.
Cũng tại Đại hội thành lập, Hiệp hội đã thông qua phương hướng hoạt động nhiệm kỳ đầu tiên (2022-2027). Tầm nhìn xây dựng Hiệp hội thành một tổ chức tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch; là tiếng nói đại diện cho tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải; là cầu nối giữa các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước. Từ đó, góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường của đất nước.
Đại hội đã bầu ra chủ tịch và Ban chấp hành hiệp hội nhiệm kỳ đầu tiên 2022-2027. Theo đó, ông Nguyễn Trọng Hùng đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hiệp hội Xử lý chất thải Việt Nam.
Trước đó, trên cơ sở ý kiến của các bộ, ngành liên quan, ngày 5/4/2022, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký quyết định số 282/QĐ-BNV thành lập Hiệp hội Xử lý chất thải Việt Nam.
Đây là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức và hoạt động theo điều lệ được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt, tuân thủ quy định của pháp luật, chịu sự quản lý của nhà nước của Bộ Nội Vụ, sự quản lý của các Bộ ngành khác có liên quan về lĩnh vực Hiệp hội hoạt động.
Hiệp hội xử lý chất thải Việt Nam có pháp nhân, có dấu và tải khoản riêng, tự bảo đảm kinh phí, trụ sở và phương tiện hoạt động. Hiệp hội chất thải Việt Nam ra đời là tổ chức tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch để các hội viên cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm xử lý chất thải trên cơ sở quy định của pháp luật. Hiệp hội sẽ là nơi để các doanh nghiệp xử lý chất thải Việt Nam trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm thông tin, phối hợp cùng nhau phát triển.
-
Hãng bay Việt Nam đầu tiên sử dụng nhiên liệu “xanh” trên các chuyến bay từ châu Âu -
Các sản phẩm điện - điện tử phải tái chế từ 1/1/2025 -
Chính phủ đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ cho nông sản Việt -
Khánh Hòa mở rộng mô hình thí điểm nuôi biển công nghệ cao với quy mô 30 ha -
Bảo vệ môi trường ở TP.HCM: Những khó khăn cần giải quyết -
Cộng đồng Sáng tạo mở xã hội: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo vì sự phát triển bền vững -
Herbalife Việt Nam mở rộng chương trình giúp cải thiện dinh dưỡng cho người có hoàn cảnh khó khăn
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/1 -
2 Tin tưởng vào điểm đến Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài giải ngân kỷ lục 25,35 tỷ USD trong năm 2024 -
3 Vượt mục tiêu đề ra, tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09% -
4 Kích hoạt dần Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao nhất ở Đông Á
- Chuyển đổi số trong quản lý: Meey Group tiên phong với hệ thống BSC/KPI
- Agribank triển khai gói tín dụng ưu đãi lớn lên tới 110.000 tỷ đồng ngay từ đầu năm 2025
- Những sản phẩm thuần chay, lành tính cho em bé “lên ngôi”
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững