
-
Tiếp tục miễn giảm thuế đất sẽ nâng cao sức cạnh tranh cho ngành nông nghiệp
-
Vì sao Hải Phòng giành ngôi "quán quân" PCI năm 2024
-
Phân luồng hàng hóa rủi ro, có khả năng mất an toàn để quản lý chất lượng
-
Hải Phòng lần đầu đứng đầu bảng xếp hạng PCI
-
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025 -
Bổ sung loạt chính sách ưu đãi khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo
Ngày 3/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2022.
Trong buổi sáng, phiên họp tập trung thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm; tình hình thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; dự thảo chương trình phòng chống dịch COVID-19 giai đoạn năm 2022-2023; công tác chuẩn bị tổ chức SEA Games 31.
![]() |
Phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 3/3 (Ảnh: Nhật Bắc) |
Chính phủ, Thủ tướng hầu như không có ngày nghỉ
Các báo cáo, ý kiến tại cuộc họp đánh giá, tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực, khởi sắc, phục hồi trên tất cả các lĩnh vực, hướng tới cả năm hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu đã đề ra. Người dân đón xuân mới với niềm tin, kỳ vọng vào sự phục hồi của nền kinh tế trong năm 2022. Fitch Ratings dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2022 là 7,9%. Nhiều chuyên gia và tổ chức quốc tế nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư trong trung hạn.
Tuy nhiên, nước ta vẫn đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Các ý kiến cho rằng, tình hình đòi hỏi các cấp, các ngành cần tăng cường dự báo, chủ động trong điều hành, phù hợp với bối cảnh, tình hình mới, kịp thời ứng phó với các tình huống phát sinh. Tháng 3 là tháng cuối cùng của quý I, phải hết sức tập trung và tích cực, chủ động triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra để thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng kinh tế, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao ngay trong quý I để tạo đà phục hồi nhanh, bền vững trong cả năm 2022, hoàn thành ở mức cao nhất các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.
Phát biểu tại phiên họp, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cho biết, cán bộ và nhân dân cả nước hoan nghênh, đồng tình, phấn khởi trước những hoạt động, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ khi thực hiện cùng lúc nhiều nhiệm vụ chính trị. Chính phủ, Thủ tướng hầu như không có ngày nghỉ, ngay ngày mùng 3 Tết đã có cuộc họp. Khi các địa bàn, lĩnh vực có vấn đề thì các thành viên Chính phủ có mặt rất kịp thời để giải quyết tình hình, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ổn định đời sống nhân dân.
Phó chủ tịch nước đề nghị Chính phủ bám sát tình hình để có chính sách, giải pháp kịp thời cả trước mắt và lâu dài, phát huy những lợi thế, tiềm năng, cơ hội, khắc phục những khó khăn, thách thức, trong đó chú trọng việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, chăm lo đời sống những người yếu thế, mở cửa trở lại trường học, quản lý thị trường thuốc và trang thiết bị phòng chống dịch…
Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, ách tắc cho người dân và doanh nghiệp
Về tình hình tháng 3 và những tháng tới, Thủ tướng dự báo sẽ tiếp tục có khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi và thời cơ, nhiều diễn biến không dự báo được. Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung thời gian tới.
Trước hết, các bộ, ngành, địa phương cần theo dõi, bám sát, nắm chắc tình hình, diễn biến thế giới và khu vực có liên quan tới các lĩnh vực chỉ đạo, điều hành để chủ động xử lý, giải quyết theo thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Thứ hai, tiếp tục kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và thực hiện nghiêm các công thức, phương châm phòng chống dịch đã được tổng kết. Bộ Y tế đánh giá chính xác tình hình dịch bệnh; nghiên cứu, đánh giá tình trạng kháng thể bảo vệ trước SARS-CoV-2 trên phạm vi cả nước, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để có biện pháp phù hợp, hiệu quả để tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, xem COVID-19 là bệnh đặc hữu.
Thủ tướng chỉ đạo thành lập Tổ công tác đặc biệt giải quyết các vấn đề có liên quan tới tình hình Ukraine do Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh làm Tổ trưởng.
Nhiệm vụ thứ tư là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ, phối hợp chặt chẽ, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách khác. Nghiên cứu một số chính sách về thuế, phí để giảm chi phí đầu vào; nâng cao năng lực sản xuất xăng dầu trong nước, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành trực tiếp chỉ đạo, xử lý các vấn đề liên quan.
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh công tác phòng chống tiêu cực, tham nhũng, nhất là liên quan tới công tác phòng chống dịch, giá cả nguyên vật liệu, xăng dầu…
Cùng với đó, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, nhất là đầu tư cho hạ tầng; kiên quyết điều chỉnh vốn của các bộ, ngành địa phương chưa phân bổ xong kế hoạch vốn trong tháng 3, sau đó kiểm điểm trách nhiệm. Phân bổ vốn tích cực, đúng hướng, khả thi đối với 3 chương trình mục tiêu quốc gia; tích cực giải ngân vốn ODA, vốn vay nước ngoài.
Một nhiệm vụ quan trọng khác là tiếp tục tháo gỡ khó khăn, ách tắc cho người dân và doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh.
Thủ tướng yêu cầu, công tác thông tin truyền thông cần phản ánh kịp thời, chính xác, khách quan tình hình, chú trọng thông tin hướng dẫn người dân và doanh nghiệp trong phòng chống dịch, thúc đẩy phục hồi sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, an dân, phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, lấy cái đẹp dẹp cái xấu.
Thủ tướng lưu ý tiếp tục giải quyết các công việc tồn đọng, xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, các dự án, doanh nghiệp thua lỗ; rà soát, bảo đảm an sinh xã hội, nhất là chăm lo cho những người khó khăn, yếu thế, vùng sâu, vùng xa. Việc giải quyết vấn đề hàng hóa tồn đọng tại biên giới cửa khẩu phải vừa có giải pháp trước mắt, vừa có giải pháp lâu dài.
Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần "không để đầu năm thong thả, cuối năm vất vả", phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, linh hoạt, sáng tạo trong điều hành, đạt kết quả ngay trong quý I, tạo đà cho cả năm 2022 là năm chiến thắng dịch bệnh, phục hồi nhanh, phát triển bền vững.

-
Tiêu thụ điện ngày lễ 30/4-1/5/2025 chỉ bằng 60 - 70% ngày thường -
Hải Phòng lần đầu đứng đầu bảng xếp hạng PCI -
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025 -
Bổ sung loạt chính sách ưu đãi khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo -
Thủ tướng chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch các tỉnh, thành sau sắp xếp -
Tăng ưu đãi, giảm thủ tục, lập Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả -
Ngày 6/5 bắt đầu lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025
-
Vinhomes và CapitaLand Development hợp tác chiến lược toàn diện trong lĩnh vực bất động sản
-
VietinBank - Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới