Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Thanh toán không tiếp xúc, từ công nghệ thành trào lưu
Thành Vân - 07/10/2019 09:18
 
Bên cạnh hình thức quẹt thẻ nội địa, thẻ quốc tế và thanh toán bằng mã QR, thanh toán không tiếp xúc (contactless) bằng cách vẫy, chạm nhẹ lên máy POS để thanh toán, đang dần trở thành xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt được nhiều người sử dụng.
Thanh toán không tiếp xúc đang phát triển nhanh chóng do tính tiện lợi và bảo mật cao.
Thanh toán không tiếp xúc đang phát triển nhanh chóng do tính tiện lợi và bảo mật cao.

Thị trường đầy tiềm năng

Hiện nay, người tiêu dùng, các đơn vị bán lẻ và cả các tổ chức tài chính tại Việt Nam đang bắt đầu đón nhận hình thức thanh toán không tiếp xúc do sự nhanh chóng, tiện lợi và bảo mật cao. Công nghệ thanh toán không tiếp xúc giúp chủ thẻ tiết kiệm thời gian, chỉ cần đặt gần, lướt hoặc vẫy nhẹ thẻ lên máy POS để thanh toán, không cần quẹt thẻ, nhập mã PIN như cách truyền thống. Những khoản thanh toán có giá trị trên 400.000 đồng, chủ thẻ mới phải ký tên lên hóa đơn.

Theo khảo sát của Visa về thái độ thanh toán của người tiêu dùng Việt Nam năm 2018, 85% số người được khảo sát biết về các hình thức thanh toán không chạm, trong đó 32% đang sử dụng các công nghệ thanh toán không tiếp xúc. Ngoài ra, 86% người tiêu dùng đã thực hiện thanh toán không tiếp xúc nhiều hơn so với hai năm trước.

Công nghệ thanh toán không tiếp xúc bắt đầu nở rộ trong hai năm gần đây, khi nhiều ngân hàng như Vietcombank, Sacombank, Techcombank… đồng loạt phát hành các loại thẻ không tiếp xúc. Sacombank đã hợp tác với các tổ chức thẻ Visa, MasterCard, JCB triển khai công nghệ thanh toán không tiếp xúc trên nhiều dòng thẻ quốc tế. Vietcombank cũng triển khai công nghệ này cho tất cả thương hiệu thẻ do ngân hàng phát hành, bao gồm cả thẻ quốc tế Visa, MasterCard, American Express, JCB, UnionPay và thẻ nội địa Napas.

Đến nay, đã có nhiều doanh nghiệp đưa công nghệ không tiếp xúc vào hoạt động thanh toán, kể cả doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, hộ kinh doanh cá thể do chi phí thấp, đơn giản, phục vụ tốt hơn người tiêu dùng. Điển hình là ở các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhà hàng, quán cà phê, khu du lịch, khu vui chơi giải trí đã trang bị hệ thống chấp nhận thanh toán không tiếp xúc.

Đồng thời, người Việt Nam đang dần hiểu rõ hơn về những lợi ích, tính bảo mật và sự tiện lợi mà công nghệ này mang lại trong các giao dịch hàng ngày. Các chuyên gia nhận định, thanh toán không tiếp xúc sẽ bùng nổ trong thời gian tới vì Việt Nam có dân số trẻ, thích ứng nhanh với công nghệ và đặc biệt, hơn nửa dân số Việt Nam đã sử dụng smartphone. Đây là những tín hiệu khả quan cho sự tăng trưởng và thị trường tiềm năng của công nghệ thanh toán không tiếp xúc tại Việt Nam.

Nhà hàng, quán cà phê đều dễ dàng ứng dụng thanh toán không tiếp xúc.
Nhà hàng, quán cà phê đều dễ dàng ứng dụng thanh toán không tiếp xúc.

Visa tiên phong cho một trào lưu

Là công ty công nghệ thanh toán toàn cầu, Visa đã và đang nỗ lực đẩy mạnh thanh toán không tiếp xúc, góp phần đưa công nghệ này trở thành trào lưu mới tại thị trường Việt Nam. Công nghệ thanh toán không tiếp xúc của Visa có thể được ứng dụng với thẻ tín dụng, ghi nợ, thẻ trả trước, sử dụng được trên cả điện thoại và smart watch.

Để thanh toán, khách hàng chỉ cần chạm nhẹ, hoặc đặt thẻ trước máy POS/mPOS chấp nhận thanh toán không dây với khoảng cách từ 4 cm theo bất kỳ chiều nào và thời gian xử lý dưới 0,5 giây đồng hồ, đảm bảo sự an toàn, nhanh chóng so với việc đưa thẻ cho nhân viên các cửa hàng quét thanh toán.

Tại Việt Nam, người tiêu dùng đang dần chuyển sang sử dụng thẻ thanh toán không tiếp xúc của Visa vì công nghệ này giúp chủ thẻ giao dịch nhanh hơn và bảo mật. Bên cạnh đó, công nghệ mới này còn giúp đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ tăng năng suất kinh doanh và giảm việc xử lý tiền mặt. Giao dịch nhanh đồng nghĩa với việc khách hàng đỡ mất thời gian xếp hàng và giảm trường hợp lỡ doanh thu.

Công nghệ thanh toán không tiếp xúc giúp chủ thẻ tiết kiệm thời gian.
Công nghệ thanh toán không tiếp xúc giúp chủ thẻ tiết kiệm thời gian.

Hiện nay, nhiều quốc gia đã bắt đầu triển khai mạnh mẽ công nghệ thanh toán không tiếp xúc của Visa. Chẳng hạn ở Mỹ, trung bình 78 trong số 100 điểm chấp nhận thanh toán Visa cho phép thanh toán không tiếp xúc. Với cơ sở hạ tầng thanh toán ngày càng được hoàn thiện, Visa kỳ vọng sẽ phát hành 100 triệu thẻ không tiếp xúc cho người tiêu dùng Mỹ vào cuối năm 2019. Canada ghi nhận 70% giao dịch nội địa với giá trị nhỏ hơn 50 USD được thực hiện bằng hình thức thanh toán không tiếp xúc. Theo dữ liệu của Visa, tại Đông Nam Á, Malaysia cũng ghi nhận sự phát triển của công nghệ thanh toán không tiếp xúc với hơn 4 triệu thanh toán mỗi tháng trong năm 2018.

Tại Việt Nam, công nghệ thanh toán không tiếp xúc của Visa được nhiều đơn vị chấp nhận thanh toán trên khắp cả nước. Các đơn vị bán lẻ như Saigon Co-op, Lotte Mart, eMart, Aeon Citimart, các chuỗi rạp chiếu phim CGV, BHD và chuỗi Starbucks, The Coffee House, KFC... cũng đã triển khai toàn diện công nghệ thanh toán không tiếp xúc với các chương trình ưu đãi.

Visa đã triển khai công nghệ thẻ chip EMV tại Việt Nam trong một quãng thời gian dài từ năm 2010. Từ tháng 10/2018, tất cả các thẻ Visa được phát hành tại Việt Nam đều được trang bị công nghệ chip thanh toán không tiếp xúc (công nghệ EMV Contactless Chip). Để thúc đẩy nhanh việc thanh toán không tiền mặt, Visa đã ra mắt Lộ trình an ninh thanh toán cho Việt Nam vào tháng 3/2019, tập trung khai thác các sáng kiến đột phá, hỗ trợ phát triển an ninh trong thanh toán nhằm đáp ứng được tốc độ mà công nghệ đang thay đổi hành vi thanh toán của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, công ty cũng đang tăng cường mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ để đem lại lợi ích và trải nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng.

Công nghệ thanh toán không tiếp xúc vẫn đang ở giai đoạn đầu thâm nhập vào các hình thức thanh toán hiện đại tại Việt Nam, sau ví điện tử và thanh toán qua mã QR. Điều này cho thấy, thanh toán không tiếp xúc có nhiều khả năng bùng nổ trong tương lai, đặc biệt khi sự đón nhận của người dùng đối với thẻ không tiếp xúc đang rất tích cực.

Để khai thác tối đa tiềm năng của loại hình thanh toán không tiếp xúc, cần một giải pháp phối hợp giữ các bên liên quan gồm công ty thanh toán điện tử, chính phủ, ngân hàng và điểm chấp nhận thanh toán để xây dựng một chương trình đẩy mạnh sự phát triển của công nghệ thanh toán không tiếp xúc, góp phần xây dựng một Việt nam hạn chế dùng tiền mặt và giúp biến công nghệ này trở thành một trào lưu được hưởng ứng trên diện rộng trong tương lai gần.
Visa công bố Lộ trình An ninh Thanh toán cho Việt Nam
Visa - công ty công nghệ thanh toán hàng đầu thế giới, vừa công bố Lộ trình An ninh Thanh toán cho Việt Nam với những phương thức tiên tiến giúp tăng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư