-
Chuỗi hoạt náo của FE CREDIT: Nhộn nhịp khách hàng đến tư vấn và nhận quà -
Kỳ vọng lợi nhuận ngân hàng khởi sắc trong năm 2025 -
Chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân trước ung thư giai đoạn sớm -
SeABank được chấp thuận bán toàn bộ vốn tại Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service -
Tổng cục Thuế đề nghị các ngân hàng khai và nộp thuế thay cho Agoda, Booking, AirBnb, Paypal -
Vietcombank triệu tập ĐHĐCĐ bất thường đầu năm 2025
Ông Nguyễn Quang Minh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) cho hay, thói quen của người dân đang dần thay đổi đối với sự phát triển của các phương thức thanh toán.
Trước đây mọi người có thói quen sử dụng thẻ thanh toán để rút tiền tại ATM và mang đi chi tiêu, một số nơi như khu công nghiệp, trung tâm thương mại,... Tuy nhiên, khoảng 5 năm trở lại đây, người dân đã chuyển sang sử dụng thẻ thanh toán trực tiếp tại các điểm chấp nhận thanh toán hay thanh toán trực tuyến trên các trang thương mại điện tử.
Xu hướng này thể hiện rõ rệt qua giao dịch rút tiền mặt liên tục giảm những năm qua. Cụ thể: trong năm 2022, tỷ trọng các giao dịch rút tiền mặt trên tổng giao dịch xử lý qua hệ thống NAPAS giảm từ 12% trong năm 2021, xuống mức 6,56% của năm 2022. Còn tính đến tháng 8/2023, giao dịch rút tiền mặt tiếp tục giảm 15% về số lượng và 19% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm trước.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng 55% về số lượng; qua kênh Internet là 76% về số lượng và 1,79% về giá trị; qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng là 65% và 77%; qua phương thức Việt QR tăng tương ứng là 152% và 301% so với cùng kỳ năm 2022.
Sau hơn 2 năm triển khai quét mã Việt QR thì đến nay có 45 tổ chức sử dụng mã này để thanh toán. Tính riêng tháng 8, trung bình mỗi ngày có 20 triệu giao dịch chuyển tiền hằng ngày trong đó có khoảng 20% giao dịch bằng mã Việt QR.
Nói về xu hướng phát triển phương thức thanh toán, ông Nguyễn Quang Minh cho biết NAPAS đã và đang triển khai ứng dụng công nghệ thanh toán tiên tiến để cung cấp cho thị trường các sản phẩm, dịch vụ thanh toán hiện đại, sáng tạo, an toàn, gia tăng trải nghiệm cho người dùng. Có thể kể đến các sản phẩm, dịch vụ như: Công nghệ số hóa thẻ thanh toán lên các website/ ứng dụng thanh toán điện tử (mobile app) của các ngân hàng, qua đó cho phép biến chiếc điện thoại trở thành chiếc thẻ vật lý.
Khi đó, khách hàng chỉ cần mang theo chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet là có thể thanh toán mọi giao dịch thẻ trên máy POS. NAPAS dự kiến sẽ thử nghiệm dịch vụ Tap to pay vào cuối năm 2023 và chính thức ra mắt dịch vụ vào năm 2024.
Tap to phone là dịch vụ giúp các đơn vị chấp nhận thanh toán (các cửa hàng, siêu thị,....) của Tổ chức thanh toán có thể sử dụng ứng dụng soft POS cài đặt trên điện thoại thông minh để chấp nhận thanh toán thẻ bên cạnh thiết bị POS truyền thống trước đây. Dịch vụ đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và bảo mật cao như tiêu chuẩn EMV, PCI DSS, White Box Crytography. Giao dịch thanh toán được xử lý an toàn, chính xác và nhanh chóng theo thời gian thực 24/7.
Thông qua triển khai ứng dụng soft POS sẽ giúp mở rộng mạng lưới chấp nhận thanh toán thẻ hiện nay, trong đó hướng đến hỗ trợ các cửa hàng, điểm kinh doanh nhỏ lẻ, các cửa hàng tạp hóa, phòng vé, rạp chiếu phim, khu vui chơi, … Dịch vụ Tap to phone do NAPAS triển khai với các ngân hàng còn cho phép chấp nhận thanh toán hầu hết các loại thẻ, cả thẻ NAPAS và thẻ quốc tế.
Với những giao dịch giá trị nhỏ, khách hàng sẽ không phải nhập PIN, chỉ cần thao tác chạm vào soft POS là hoàn tất các bước thanh toán. NAPAS triển khai định danh khách hàng như căn cước công dân, bằng lái xe, hộ chiếu…. triển khai một dự án đầu tiên với Bộ Công an là chi trả an sinh xã hội.
Riêng đối với thẻ, hiện nay thị trường Việt Nam có 2 dòng sản phẩm thẻ thanh toán gồm thẻ quốc tế và thẻ nội địa. Trong năm 2022, lượng thẻ mở mới đạt trên 33 triệu thẻ, tăng 25%. Điều đó chứng tỏ sức sống của thị trường thẻ. Về số lượng thẻ ghi nợ, hiện thẻ ghi nợ có thẻ nội địa chiếm 81%, thẻ ghi nợ quốc tế chiếm 19%. Về thẻ tín dụng, hiện thẻ tín dụng nội địa chiếm 6%, thẻ tín dụng quốc tế chiếm 94%. Với thẻ trả trước thì nội địa chiếm 66% và quốc tế chiếm 34%.
Trong bối cảnh thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng đa dạng, phong phú, các ngân hàng đua tăng tiện ích cho thẻ để cạnh tranh lẫn nhau và cạnh tranh với các phương tiện thanh toán khác.
Bà Nguyễn Thị Kim Oanh - Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Vietcombank cho hay, nhóm khách hàng Gen Z luôn yêu thích và sẵn sàng đón nhận sự thay đổi, có hứng thú với công nghệ số, mong muốn khẳng định phong cách cá nhân và sự độc lập của mình. Do đó, Vietcombank chú trọng vào việc phát triển sản phẩm dịch vụ đa dạng để đáp ứng những nhu cầu riêng của nhóm này trên tất cả các kênh, đặc biệt kênh số. Hiện ngân hàng đang đẩy mạnh phát triển thẻ phi vật lý, sử dụng thanh toán tích hợp vào điện thoại di động, để khách hàng phát hành thẻ trong vài giây. Đây là xu hướng thu hút của giới trẻ ưa thích, nhanh, tiện lợi.
Trong khi đó, Agribank cho hay, nhờ việc tích hợp hai ứng dụng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ trên cùng 1 con chip theo chuẩn VCCS, với lợi thế chi tiêu trước, trả tiền sau với thời gian ân hạn lên đến 55 ngày cùng hàng loạt ưu đãi như miễn phí phát hành thẻ, phí thường niên, phí ứng, rút tiền mặt cũng như lãi suất rất cạnh tranh... thẻ Lộc Việt được coi là kênh tiếp cận nguồn vốn phục vụ cho tiêu dùng cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, người dân vùng sâu vùng xa phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ…
BIDV còn cho phép chủ thẻ BIDV Smart có thể thanh toán ở Hàn Quốc, Lào, hay tại những điểm thanh toán của NAPAS, cũng như có thể rút tiền tại ATM hai nước này.
Bà Winnie Wong - Giám đốc vùng của Masercard tại Việt Nam, Campuchia và Lào đánh giá, Việt Nam có dư địa thị trường thanh toán mới cho ngân hàng. Theo bà Wong, cần phải có một cam kết thống nhất từ tất cả các bên liên quan trong lĩnh vực thanh toán. Chính phủ, các ngân hàng, công ty fintech và nhà cung cấp công nghệ thanh toán như Mastercard cần hợp tác để thiết lập một hệ sinh thái thanh toán toàn diện. Từ đó, hướng tới xã hội không tiền mặt.
-
Tổng cục Thuế đề nghị các ngân hàng khai và nộp thuế thay cho Agoda, Booking, AirBnb, Paypal -
Vietcombank triệu tập ĐHĐCĐ bất thường đầu năm 2025 -
Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
Tín dụng bất động sản vẫn chảy vào doanh nghiệp -
Tiếp tục chuyển giao bắt buộc 2 ngân hàng yếu trong vài ngày tới -
SHB và Tasco ký kết hợp tác toàn diện -
Chưa có hiện tượng tiền gửi "chạy" từ ngân hàng này sang ngân hàng khác
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025