-
Khám phá dòng chảy lịch sử của Hà Nội qua từng trang sách -
Giám đốc điều hành Everygolf: Golf hoàn toàn có thể trở thành ngành công nghiệp không khói -
Doanh nhân tỉnh Quảng Ninh - Vững vàng vượt sóng vươn xa -
TP.HCM thu tới 9 khoản dịch vụ giáo dục trường công lập dù chưa có hướng dẫn thống nhất -
Thái Bình: 400 vận động viên tham gia Giải vô địch Pickleball -
Pháp chế ngành giáo dục năm học 2023-2024 còn nhiều khó khăn, vướng mắc
Số người lao động bị ảnh hưởng việc làm tăng cao
Trong những tháng đầu năm, người lao động phải chịu sức ép lớn với bối cảnh tình hình kinh tế, xã hội, chính trị của các nước trên thế giới. Hầu hết các nước thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ, lạm phát mặc dù có giảm nhưng vẫn còn cao, các hoạt động kinh tế, nhu cầu tiêu dùng phục hồi còn chậm; xung đột giữa Nga - Ukraine tiếp tục diễn ra ảnh hưởng đến nguồn cung cấp năng lượng và chi phí sản xuất hàng hóa.
Cùng với đó, dịch Covid-19 cũng gây ảnh hưởng khi số ca nhiễm virus tăng trở lại trong thời gian gần đây. Thị trường lao động của các nước đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, rủi ro tác động đến nhiều ngành, lĩnh vực.
Theo thông tin của Bộ trưởng cho biết, năm 2023 hầu hết các quốc gia sẽ không thể phục hồi hoàn toàn về mức trước đại dịch, việc làm toàn cầu được dự báo chỉ tăng 1%, giảm đáng kể so với tốc độ tăng việc làm 2,3% năm 2022.
Về thực trạng việc làm cho người lao động thời gian qua Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết, trong 4 tháng đầu năm, cả nước có 49,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số lao động đăng ký gần 331,4 nghìn người, đồng thời cũng có 49,9 nghìn doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh có thời hạn.
Số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên quý I/2023 đạt 52,2 triệu người (tăng 88,7 nghìn người so với quý trước và tăng hơn 1 triệu người so với cùng kỳ năm trước). Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý I/2023 là 68,9% (tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, lực lượng lao động khu vực thành thị là 65,2%, khu vực nông thôn là 71,3%.
Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý I/2023 là 51,1 triệu người (tăng 1,1 triệu người so với cùng kỳ năm trước). Tuy nhiên, tại một số địa phương lao động có việc làm có xu hướng giảm so với quý IV/2022 như TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên.
Lao động đi làm việc ở nước ngoài tăng nhanh, 4 tháng đầu năm có 49.880 lao động xuất cảnh, tăng 3,44 lần so với cùng kỳ năm 2022. Thu nhập của người lao động được cải thiện, bình quân quý I/2023 đạt 7 triệu đồng, tăng 640 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước. Thị trường lao động có sự phát triển nhẹ trong những tháng đầu năm nhờ sự tăng trưởng ở ngành thương mại - dịch vụ.
Tuy nhiên, cuối tháng 4 và tháng 5 có 8.644 doanh nghiệp thuộc các ngành dệt may, da giày, chế biến gỗ, sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử,… gặp khó khăn nên phải cắt giảm hơn 500.000 lao động. Gần 280.000 lao động bị thôi việc, mất việc làm (chiếm khoảng 57%) tập trung ở các tỉnh có khu công nghiệp, khu kinh tế lớn như Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nội; Gần 200.000 lao động bị giảm giờ làm.
Lao động dệt may ảnh hưởng nặng nề nhất trong làn sóng cắt giảm. (Ảnh minh hoạ) |
Nhận định rõ những nguyên nhân của việc cắt giảm lao động hiện nay, theo Bộ trưởng, các doanh nghiệp thiếu đơn hàng là do kinh tế các nước gặp khó khăn, lạm phát cao, chính sách tiền tệ thắt chặt nên sức mua sụt giảm,... dẫn đến nhiều doanh nghiệp trong nước gặp tình trạng hàng tồn kho không xuất được, không có đơn hàng mới.
Bên cạnh đó, chi phí sản xuất tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp Việt không thể cạnh tranh được. Một số thị trường lớn của Việt Nam đặt ra yêu cầu mới về tiêu chuẩn hàng hóa, và có sự thay đổi quan điểm thị hiếu của người tiêu dùng nên các doanh nghiệp gặp khó để sắp xếp lại hoạt động sản xuất, trong khi, sau đại dịch Covid-19 thì nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp không còn đủ để thực hiện.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đánh giá chung việc cắt giảm lao động trong các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu là vì lý do kinh tế, khó khăn ở việc tìm kiếm, phát triển thị trường nước ngoài, doanh nghiệp gặp khó khăn tập trung vào doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo ở một số ngành như dệt may, da giày, sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử, chế biến gỗ.
Cần giải pháp tháo gỡ kịp thời
Về các chính sách hỗ trợ, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, Trung ương và các địa phương đã hỗ trợ cho trên 1,41 triệu lượt người sử dụng lao động và trên 68,43 triệu lượt người lao động, người dân với tổng kinh phí trên 120 nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ khác vẫn đang được triển khai như: Chính sách đối với người lao động thôi việc, mất việc làm; Tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí; Hỗ trợ học nghề; Chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm; Chính sách hỗ trợ đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động; Chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Như vậy, khi nhìn vào thực tế, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc triệt để trong việc tạo việc làm cho người lao động hiện nay, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, thứ nhất cần phải hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật để phát triển đồng bộ các yếu tố của thị trường lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động của các định chế trung gian của thị trường, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động.
Thứ hai, cần thúc đẩy tạo việc làm bền vững, sử dụng lao động hiệu quả thông qua các chương trình, đề án, chính sách tín dụng hỗ trợ tạo việc làm, tham gia thị trường lao động.
Thứ ba, nhanh chóng triển khai các giải pháp đẩy mạnh công tác dự báo nhu cầu sử dụng lao động, nhu cầu đào tạo nghề nghiệp của doanh nghiệp về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề, trình độ của lao động trong các doanh nghiệp.
Thứ tư, thực hiện các giải pháp để thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. Các giải pháp cần tập trung vào hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, tìm kiếm đơn hàng mới, giảm chi phí sản xuất, kinh doanh thông qua việc giảm lãi suất vay, hỗ trợ giảm thuế, giảm các khoản phí, lệ phí phải đóng.
Thứ năm, cần thực hiện các giải pháp để hỗ trợ tạo việc làm, kết nối cung - cầu lao động và đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Đồng thời, kịp thời ngăn chặn việc người lao động bị lôi kéo, kích động từ bên ngoài gây bất ổn xã hội, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người lao động đang làm việc.
-
Hơn 1,6 triệu giáo viên mong chờ một dự luật dành riêng cho nhà giáo -
70 năm giải phóng Thủ đô: Những dấu mốc quan trọng -
Trải nghiệm miễn phí xe bus 2 tầng trong ngày kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô -
Giải golf từ thiện thường niên Vì trẻ em Việt Nam: Nâng bước thế hệ tương lai -
Hà Nội - Những địa danh lịch sử ghi dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh -
Doanh nhân tỉnh Quảng Ninh - Vững vàng vượt sóng vươn xa -
TP.HCM thu tới 9 khoản dịch vụ giáo dục trường công lập dù chưa có hướng dẫn thống nhất
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/10 -
2 Sắp tổ chức chuyển giao bắt buộc CBBank và OceanBank, hoàn thiện phương án tăng vốn cho big 4 -
3 Dự kiến năm 2025 tăng trưởng GDP khoảng 6,5 - 7% -
4 Chuỗi phòng tập Fit 24 đóng cửa vì cổ đông đầu tư ra bên ngoài? -
5 Nhiều vấn đề đất đai, nhà ở có thể để lại hậu quả xấu với nền kinh tế
- M.O.I giành 2 giải thưởng APEA 2024, khẳng định vị thế dẫn đầu ngành làm đẹp Việt Nam
- Những doanh nghiệp SME vươn cao tại Việt Nam năm 2024
- ACBS đạt Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á
- KB Securities Việt Nam được vinh danh hạng mục "Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á"
- LOTTE Mart chung tay cùng đồng bào miền bắc tái thiết cuộc sống sau bão yagi
- PNJ được APEA vinh danh Thương hiệu truyền cảm hứng 2024