-
Phân luồng, tổ chức giao thông tạm thời cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, đoạn Km239+800-Km242+900 -
Lãnh đạo UBND TP.HCM chia việc giải quyết hơn 30 dự án tồn đọng trong tháng 12/2024 -
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án kết nối Sân bay Long Thành -
Bình Định nêu phương án xử lý đối với 406 cơ sở nhà, đất công -
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải vươn mình đuổi kịp thế giới -
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy với 100% phiếu tín nhiệm
Cuối cùng, hàng loạt ngành nghề từng gây tranh cãi khi được đưa vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện như kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy; kinh doanh dịch vụ mua bán nợ; kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô… đã lại có tên trong danh sách đề nghị loại ra khỏi 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong Dự thảo Luật sửa đổi.
Dù đây mới là vòng tham vấn rộng rãi đầu tiên, song nhiều khả năng sẽ không có trở ngại nào cho các đề xuất này. Các doanh nghiệp đương nhiên sẽ ngóng chờ tin tốt được thông qua. Còn ban soạn thảo Dự thảo Luật cũng đã tìm được sự đồng thuận của các bộ quản lý chuyên ngành trong các đề xuất trên.
Kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy có thể sẽ không cần điều kiện. |
Riêng với các doanh nghiệp đang sản xuất, nhập khẩu và phân phối mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp máy, xe đạp điện và các loại xe tương tự, lo ngại về việc phải gấp rút hoàn tất hàng loạt điều kiện kinh doanh vừa được ban hành và có hiệu lực vào tháng 7 vừa qua, nhất là các loại chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm, có thể sẽ không còn. Đương nhiên, tình cảnh doanh nghiệp kinh doanh ngành này trên cả nước phải gồng gánh hồ sơ về Tổng cục Tiên chuẩn Đo lường chất lượng như ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã từng hình dung trong hành trình tuân thủ của doanh nghiệp cũng sẽ không xảy ra trên thực tế, nếu các đề xuất trên được chấp thuận.
Thực ra, đề xuất bãi bỏ nhiều ngành nghề trong danh sách đưa ra đợt này đã được xới lên từ khoảng tháng 6, khi việc xây dựng dự thảo nghị định hướng dẫn điều kiện kinh doanh của các ngành nghề có điều kiện có trong danh mục 267 ngành, nghề theo quy định tại Phụ lục 4, Luật Đầu tư đi vào giai đoạn nước rút.
Khi đó, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có đề nghị bãi bỏ khoảng 30 ngành, nghề kinh doanh cùng với lý do không cần thiết áp dụng cơ chế tiền kiểm, dựng ngay rào cản trong bước gia nhập thị trường. CIEM cũng đã kiến nghị một số lượng tương tự.
“Chúng tôi đã đề nghị tạm thời không ban hành một số dự thảo nghị định về điều kiện kinh doanh dù khi đó các cơ quan chủ trì soạn thảo đã hoàn tất trình Chính phủ, như kinh doanh dịch vụ mua bán nợ. Lý do là dịch vụ này không gây ảnh hưởng tới các lợi ích công cộng mà Nhà nước cần bảo vệ theo quy định Điều 7, Luật Đầu tư. Hơn thế, hệ thống pháp luật về dân sự, thương mại liên quan tới hoạt động mua bán hiện tại đã cung cấp đủ cơ sở để điều chỉnh giao dịch mua bán nợ cũng như các giao dịch hỗ trợ mua bán nợ. Quan điểm này nhận được đồng thuận, tuy nhiên, khi đó, Chính phủ đã quyết định cần phải ban hành Nghị định này vì để thi hành Luật Đầu tư. Việc kiến nghị bỏ ngành, nghề này ra khỏi Danh mục Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện sẽ được tính ngay sau”, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, VCCI cho biết thêm. Mọi việc đang được thực hiện như cam kết.
Cũng phải nói rõ, trong các ngành, nghề được loại bỏ, có khá nhiều cái tên gây sốc khi được nhắc tới như sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng; nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước (cửa kho tiền); hoạt động in, đúc tiền.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, Ban soạn thảo Dự thảo Luật sửa đổi cho biết, đây là các hoạt động độc quyền của Ngân hàng Nhà nước nhằm can thiệp bình ổn thị trường vàng, thực hiện điều hành quản lý ngoại hối (sản xuất vàng miếng, vàng nguyên liệu…); hoặc là hoạt động độc quyền do Ngân hàng Nhà nước thực hiện (hoạt động in đúc tiền)… nên không coi là hoạt động đầu tư kinh doanh.
“Ngay hoạt động nhập khẩu cửa kho tiền cũng có các tiêu chuẩn kỹ thuật của cửa kho theo quy định Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, việc cấp giấy phép nhập khẩu là từng lần nên đây không phải hoạt động kinh doanh, đề nghị loại bỏ ra khỏi danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện”, đại diện Ban soạn thảo phân tích thêm.
-
Phân luồng, tổ chức giao thông tạm thời cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, đoạn Km239+800-Km242+900 -
Lãnh đạo UBND TP.HCM chia việc giải quyết hơn 30 dự án tồn đọng trong tháng 12/2024 -
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án kết nối Sân bay Long Thành -
Bình Định nêu phương án xử lý đối với 406 cơ sở nhà, đất công
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải vươn mình đuổi kịp thế giới -
Việt Nam - Nhật Bản: Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới -
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy với 100% phiếu tín nhiệm -
Báo Đầu tư nhận bằng khen của Bộ Công thương vì đóng góp phát triển ngành logistics -
Thách thức lớn về cấp điện trong năm 2025 -
Nhiều thay đổi lớn trong pháp luật về đầu tư -
M&A kích hoạt nền kinh tế Việt Nam
- Agribank thông báo thời gian giao dịch ngoài giờ hành chính cập nhật thông tin sinh trắc học và giấy tờ tùy thân
- Chung tay chăm sóc trẻ em vùng cao cùng mỹ phẩm Cocoon và UNESCO-CEP
- Bà Rịa - Vũng Tàu tinh gọn để phát triển
- Giọng hát hay Hà Nội, sức hút của một biểu tượng âm nhạc Thủ đô
- FPT tăng tốc chinh phục thị trường AI Nhật Bản: Cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ
- Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Hoàn Mỹ 2024 hướng đến xuất sắc lâm sàng tại Việt Nam