Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Thắt chặt chi tiêu thời “khan tiền”, doanh nghiệp nên làm gì?
Thanh Thủy - 25/11/2022 11:54
 
Dòng tiền là bài toán sống còn của doanh nghiệp. Thích ứng bằng tái cấu trúc là hành động cần thiết để đảm bảo thanh khoản ổn định, giữ “dòng máu” được lưu thông.

Hàng loạt biến cố đã xảy ra trong ba năm qua khiến không ít doanh nghiệp đang phải đối mặt với bài toán sống còn là đảm bảo thanh khoản và dòng tiền.

Sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 từ đầu năm 2020 đến nay và tiếp đó là các vấn đề mới xuất hiện năm 2022 như xung đột Nga - Ukraine, suy giảm tăng trưởng và lạm phát cao tại Mỹ, EU và nhiều nước phát triển, đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất, tiêu dùng, việc điều chỉnh đảo ngược nhanh, mạnh các chính sách tiền tệ, tài khóa của nhiều nền kinh tế lớn, thiên tai, lũ lụt, hạn hán và nguy cơ mất ổn định an ninh năng lượng, lương thực…

Chia sẻ tại Talkshow Chọn Danh mục (phần 2) kỳ 5 với chủ đề “Thích ứng trong hành động”, luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch SBLaw cho biết trong những giai đoạn khó khăn, tái cấu trúc doanh nghiệp là yêu cầu đặt nặng cho doanh nghiệp, từ cắt giảm chi phí đến việc tập trung vào lĩnh vực kinh doanh kết lõi của mình đi kèm với đổi mới sáng tạo áp dụng công nghệ hoặc là kỹ thuật số.

Đây là vai trò của tập thể, lãnh đạo doanh nghiệp phải luôn luôn sáng tạo để tìm ra giải pháp đưa doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà nhấn mạnh yêu cầu tái cấu trúc để thích ứng.

Từ thực tế thị trường, một kinh nghiệm được ông Hà chỉ ra là doanh nghiệp có thể sử dụng là áp dụng mô hình kinh doanh mới, như mở rộng hệ thống franchise (nhượng quyền thương hiệu) hoặc lập ra các mô hình dự án thu hút sự hợp tác của nhà đầu tư.

“Với tư cách là luật sư, chúng tôi đang tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm vốn thông các quỹ đầu tư tư nhân nước ngoài hoặc qua khách hàng có vốn và muốn hợp tác đầu tư kinh doanh. Bài học ở đây là đa dạng hóa việc huy động vốn vốn, vốn  trong xã hội vẫn còn rất nhiều, nếu mình có dự án tốt thì người ta sẵn sàng góp vốn”, ông Hà cho biết.

Đối với việc huy động vốn từ các quỹ nước ngoài hiện nay ở châu Âu và Nhật Bản khi kinh tế trong nước khó khăn, ông Hà cho biết nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng mua bán doanh nghiệp Việt Nam có dự án tốt đang thiếu vốn.

Để chuẩn bị cho phương án này, doanh nghiệp Việt cần chuẩn bị hồ sơ tốt để bán doanh nghiệp, có sự minh bạch nhất là tài chính. Sau quá trình làm due diligence (thẩm định chi tiết), nhà đầu tư nước ngoài sẽ ra quyết định nếu cảm nhận được sự tin tưởng.

Theo ông Hà, giá bán cũng là vấn đề quan trọng, doanh nghiệp Việt không nên đặt ra giá bán quá cao, chúng ta không phải bán quá rẻ nhưng nên đặt ra mức giá hợp lý để nhà đầu tư có thể tiến hành M&A.

Chỉ ra các giải pháp để doanh nghiệp ứng phó trong hoàn cảnh bất thường, đặc biệt là với các công ty đang gặp khó khăn về dòng tiền, ông Mohammad Mudasser, lãnh đạo dịch vụ tư vấn quản lý vốn lưu động của PwC Việt Nam cũng nhấn mạnh việc tập trung tái cấu trúc để đảm bảo thích ứng trong tương lai.

,
Ông Mohammad Mudasser, lãnh đạo dịch vụ tư vấn quản lý vốn lưu động của PwC Việt Nam nhấn mạnh việc tập trung tái cấu trúc để đảm bảo thích ứng trong tương lai.

Thứ hai, cần lưu ý, doanh nghiệp tuyển dụng và giữ gìn nhân tài, cần cố gắng nhận diện ra nhân sự tạo ra giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp. Theo ông, cần thiết phải giữ họ ở lại trong doanh nghiệp nhằm mục tiêu phát triển ổn định, bền vững trong tương lai.

Đại diện từ PwC cũng nhấn mạnh việc cần chú trọng bảng cân đối kế toán, tình hình thanh khoản, dòng tiền. Báo cáo tài chính là một phần, quan trọng nhất vẫn là dòng tiền, đây mới là vấn đề sống còn của dpanh nghiệp, đảm bảo tính thanh khoản ổn định.

Cùng đó, dựa trên kinh nghiệm toàn cầu, ông Mohammad Mudasser kiến nghị doanh nghiệp phải trả lời một số câu hỏi liên quan đến nguồn vốn, như tại sao cần nguồn tiền này, tại sao phải đến ngân hàng bởi vì nếu doanh nghiệp đang hoạt động với biên lợi nhuận 10%, trong khi chi phí sử dụng 12% thì doanh nghiệp đang thua lỗ với mỗi đồng doanh thu tạo ra.

Thứ năm, ông cho rằng doanh nghiệp cần củng cố hoạt động quản lý ngân quỹ. Đây là điều đại diện PwC nhận thấy còn hạn chế  trong quá tình tư vấn cho nhiều doanh nghiệp lớn và nhỏ tại Việt Nam.

“Doanh nghiệp cần làm tốt hoạt động này để đảm bảo khả năng thanh khoản, nguồn vốn, giảm thiểu rủi ro liên quan đến lãi vay, và rủi ro quản lý ngân quỹ khác nhằm đảm bảo khả năng hoạt động ổn định”, đại diện PwC nhấn mạnh.

Cuối cùng, ông Mohammad Mudasser nhắc đến việc xây dựng định hướng chiến lược, có thể dự báo trước những biến động và các tình huống có thể xảy ra, sự bất thường của thị trường để có kịch bản ứng phó. 

Bởi nếu doanh nghiệp đang được nhà đầu tư nước ngoài đầu tư yêu cầu xây dựng tiêu chuẩn ESG gắn với môi trường, thay vì có thể hoàn thiện ngay, doanh nghiệp có thể xây dựng lộ trình 6 tháng tới có thể đạt được điều đó nhằm đảm bảo tin tưởng của nhà đầu tư và thu hồi vốn.

NovaGroup đã đàm phán thành công với nhà đầu tư nhận chuyển nhượng một phần vốn tại Novaland
Tập đoàn đã đàm phán thành công với nhà đầu tư và các tổ chức có năng lực tài chính lớn tham gia nhận chuyển nhượng một phần vốn tại...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư