Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Thắt chặt tình hữu nghị giữa các địa phương Việt-Pháp
Phú Khởi - 15/09/2016 09:53
 
Sáng ngày 14/9, UBND TP.Cần Thơ phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế các địa phương Pháp (CUF) tổ chức Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam – Pháp lần 10 với chủ đề: “Hướng tới đối tác kinh tế hiệu quả và bền vững”. Hội nghị là dịp tốt để các địa phương của hai quốc gia có điều kiện tiếp xúc, giao lưu, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, cùng nhau phát triển.

Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam – Pháp (hay còn gọi là Hội nghị Hợp tác phi tập trung Việt - Pháp) là hợp tác giữa các địa phương Việt Nam và Pháp được khởi nguồn từ năm 1989 với việc thành lập mối quan hệ đối tác giữa vùng Ile-de-France và thành phố Hà Nội và từ những năm 1990 hình thức hợp tác này không ngừng được củng cố, phát triển và đã trở thành nét đặc thù, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị, truyền thống, hợp tác nhiều mặt giữa các cấp địa phương của hai nước.

Hội nghị được tổ chức đều đặn từ 2 đến 3 năm một lần để đánh giá, tổng kết theo định kỳ hiệu quả hợp tác giữa các địa phương Việt Nam – Pháp và đề ra phương hướng hợp tác cho giai đoạn tiếp theo.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu.

Cùng với các chuyến thăm cấp cao và trao đổi đoàn các cấp giữa hai nước, những kết quả tích cực trong quan hệ, hợp tác, giao lưu về chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học-công nghệ, văn hóa, giáo dục… những kế hoạch phát triển trong khuôn khổ song phương và đa phương, cho thấy quan hệ, hợp tác giữa Việt Nam và Pháp chứa đựng nhiều tiềm năng và đang có nhiều triển vọng, nhất là khi hai nước đã nâng cấp quan hệ lên mức Đối tác chiến lược vào năm 2013.

Phát biểu tại phiên khai mạc, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam – Pháp lần thứ 10 này diễn ra trong bối cảnh đặc biệt: sau chuyến thăm chính thức cấp Nhà nước tới Việt Nam thành công của Tổng thống Francois Hollande. Điều này càng minh chứng cho vai trò, tầm quan trọng và cho triển vọng phát triển quan hệ giữa các địa phương của hai nước. Đó cũng chính là điều mà Lãnh đạo cấp cao nhất của hai nước đã khẳng định, đã kỳ vọng.

Các đại biểu đã thống nhất nhiều nội dung hướng tới đối tác kinh tế hiệu quả và bền vững.
Các đại biểu đã thống nhất nhiều nội dung hướng tới đối tác kinh tế hiệu quả và bền vững.

Điều đặc biệt trong quan hệ Việt – Pháp là mối quan hệ toàn diện, không chỉ ở tầm trung ương mà quan hệ hợp tác giữa các địa phương của hai nước ngày càng được mở rộng, đi vào chiều sâu và đem lại hiệu quả thiết thực. Hợp tác ở tầm địa phương giữa Việt Nam và Pháp là mối hợp tác có quy mô lớn nhất và có cơ chế tốt nhất trong mạng lưới hợp tác địa phương giữa Việt Nam và tất cả các nước.

Thông qua hợp tác này, rất nhiều các dự ánThực hiện tốt các cam kết của Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc tại Paris 2015 (COP21); phấn đấu thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Liên hợp quốc đến năm 2030;... là nhận thức xuyên suốt không chỉ của Chính phủ mà đã lan tới cộng đồng người dân Việt Nam. Những yêu cầu này đã được chúng tôi lồng ghép vào tất cả các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển như Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh hay các Chương trình, mục tiêu Quốc gia về xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Với những thành tựu phát triển, kinh nghiệm phong phú của mình, với tình cảm gắn bó giữa hai dân tộc, chúng tôi tin chắc rằng các bạn Pháp sẽ cùng Việt Nam, giúp Việt Nam, giúp các địa phương của Việt Nam phát huy được tốt nhất những lợi thế của mình và cùng nhau xây dựng những chương trình, dự án hợp tác cụ thể, rất thiết thực.

Để làm được việc đó, đương nhiên chúng ta rất cần sự vào cuộc của chính quyền các cấp, của các đoàn thể, của cộng đồng và đặc biệt của các doanh nghiệp. Việt Nam chúng tôi luôn chào đón và tạo các điều kiện thuận lợi nhất có thể cho các doanh nghiệp Pháp phát triển kinh doanh ở Việt Nam. Việt Nam cũng luôn mong muốn sự hiện diện ngày càng nhiều của Pháp ở Việt Nam, trong ASEAN vì lợi ích của hai nước và vì lợi ích của khu vực”.

Bà Mme Pinville, Quốc vụ khanh Pháp phụ trách Thương mại, Thủ công và tiêu dùng nhìn nhận: “Hội nghị Hợp tác phi tập trung Việt-Pháp lần thứ 10 là một sự kiện đặc biệt quan trọng với số lượng đơn vị tổ chức không chỉ Việt Nam mà phía Pháp cũng đông đủ và nhiều nhất. Hội nghị không chỉ dừng lại ở mức củng cố thắt chặt tình hữu nghị hai quốc gia mà thông qua 5 chuyên đề cụ thể diễn ra trong nghị đã tập trung tổng kết kinh nghiệm hợp tác đồng thời chia sẻ cách làm hay, cùng nhau hướng đến một tương lai dài hạn trong phát triển kinh tế, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu, phát triển y tế, giáo dục…góp phần vào sự phát triển chung toàn diện giữa các địa phương của hai nước. Bà Mme Pinville cũng đánh giá rất cao tiềm năng phát triển của Việt Nam.Trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều biến động, nền kinh tế thế giới không mấy lạc quan, có những lúc rơi vào khủng hoảng, nhưng trong suốt 25 năm qua, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá đứng thứ hai thế giới với tốc độ bình quân trong 25 năm xấp xỉ mức 6%, vươn lên là quốc gia có mức thu nhập trung bình”.

Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam – Pháp lần thứ 10 do TP.Cần Thơ đăng cai tổ chức sẽ diễn ra từ 14 đến hết ngày 16/9. Ngoài các hoạt động chính là 5 cuộc hội thảo chuyên đề, Hội nghị còn có các hoạt động bên lề, gồm: giao lưu văn hóa Việt - Pháp, Tọa đàm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại Việt – Pháp với chủ đề “Hợp tác phát triển Nông nghiệp và Du lịch bền vững” và Hội chợ Quốc tế Việt – Pháp. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hàng trăm đoàn khách với khoảng 1.000 đại biểu là đại diện các tỉnh thành, tổ chức trong và ngoài nước tham dự.

Tổng thống Pháp cùng giáo sư Ngô Bảo Châu đi bộ thăm phố cổ Hà Nội
Chuyến đi bộ của ông Hollande trong phố cổ Hà Nội chiều nay diễn ra trên con phố Mã Mây và Hàng Bạc, với người đồng hành là GS Ngô Bảo Châu.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư