-
Đạt tiêu chuẩn hàng không, CHIN-SU Phở Story đồng hành trên các chuyến bay Vietjet -
Hòa Phát cấp hơn 5.000 tấn thép xây Dự án Khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ -
EVNSPC “xuyên đêm” đưa các công trình điện trọng điểm về đích -
AEON Việt Nam lọt Top 3 Doanh nghiệp bền vững ngành thương mại - dịch vụ -
Công ty Thủy điện Sông Tranh về đích kế hoạch năm 2024 trước 31 ngày -
Khởi công, đóng điện hàng loạt dự án 110 kV tại miền Trung - Tây Nguyên
Thay đổi cách bán hàng do giãn cách
Năm 2021 tiếp tục là năm đặc biệt khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhu cầu tiêu dùng các khu vực thị trường chính của Habeco bắt đầu giảm mạnh từ tháng 6/2021, là mùa cao điểm bán hàng, khi phần lớn các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15, 16 của Thủ tướng Chính phủ như Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình….
Sản lượng tiêu thụ bia các loại của Habeco thời gian này giảm trung bình khoảng 50% so với cùng kỳ.
HABECO đẩy mạnh bán hàng theo phương thức thương mại điện tử khi bị giãn cách xã hội |
Chuỗi cung ứng logistic và lưu thông hàng hóa của Tổng công ty cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, chi phí vận chuyển tăng cao do phát sinh nhiều chi phí như: xét nghiệm Covid, xin giấy phép vào đường cấm, phát sinh chốt kiểm dịch làm thay đổi luồng tuyến vận chuyển, thời gian vận chuyển kéo dài gấp 2, 3 lần…, có thời điểm toàn bộ sản phẩm của Habeco bị dừng vận chuyển do không nằm trong danh mục hàng hóa thiết yếu để xin giấy phép luồng xanh.
Những khó khăn trên đã ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh năm 2021 của Tổng công ty.
Bên cạnh đó, tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành ngày càng gay gắt. Việc truy thu thuế và hoàn nhập quỹ đầu tư phát triển để chia cổ tức phải thực hiện trong giai đoạn 2016-2019 đã ảnh hưởng đáng kể đến nguồn lực tài chính của HABECO trong giai đoạn 2020-2021.
- Tiêu thụ được 281,5 triệu lít các sản phẩm chủ yếu, tăng 0,54% so với kế hoạch.
- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm chính (đã bao gồm thuế TTĐB) đạt 5.736 tỷ đồng, tăng 6,39% so với kế hoạch.
- Tổng lợi nhuận trước thuế đạt 376,9 tỷ đồng, tăng 18,1% so với kế hoạch, cổ tức chia 8%.
- Hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh được đảm bảo (>1);
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ đạt 13,4%;
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu đạt (ROE) 8%;
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản đạt (ROA) 5,5%.
- Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu thấp: 0,47.
Các chỉ số trên cho thấy kết quả sản xuất kinh doanh của HABECO đạt mức bình quân của ngành, đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh, an toàn tài chính, khả năng tự tài trợ vốn của HABECO ở mức cao, đảm bảo bảo toàn và phát triển vốn.
Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh của HABECO như Heineken, Tiger, Sabeco… không phải chịu những khoản thu này nên vẫn bảo toàn được nguồn lực để cạnh tranh với HABECO tại thị trường miền Bắc.
Để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận, HABECO đã triển khai nhiều giải pháp để cắt giảm chi phí, duy trì ở mức tối thiểu các chính sách bán hàng, từ đó giảm đáng kể sức cạnh tranh với những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được linh hoạt trong thực hiện các mục tiêu sản xuất kinh doanh.
Mặc dù dịch bệnh Covid đã ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hoạt động kinh doanh, trong năm 2021, công tác truyền thông và phát triển thương hiệu của HABECO đã được tổ chức linh hoạt, ứng biến kịp thời, phù hợp với điều kiện xã hội trong bối cảnh thích ứng với diễn biến dịch bệnh và xuyên suốt trên các kênh truyền thông đại chúng phổ biến như tivi, đài radio, biển bảng, banner báo mạng, Youtube, Facebook, Zalo… và nhiều vùng địa lý bán hàng từ Bắc tới Nam.
Trong năm 2021, HABECO đã đưa ra thị trường sản phẩm bia hơi Hà Nội lon 500 ml, hộp 12 lon; ra mắt bia lon Hanoi Cool thuộc phân khúc phổ thông tại thị trường Quảng Ninh từ tháng 9/2021; ra mắt các sản phẩm Lon Sleek Trúc Bạch, Ha Noi Premium trong quý 4/2021 nhằm bắt kịp xu hướng tiêu dùng hiện nay khi người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng lon Sleek với thiết kế mang lại cảm giác “thời thượng, sành điệu” hơn lon truyền thống đồng thời phát triển các thiết kế bao bì sản phẩm Tết 2021 - 2022 với màu sắc tươi trẻ, tinh tế, sang trọng để thu hút người tiêu dùng đã góp phần không nhỏ vào thành công của chiến dịch Tết 2022.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid, năm 2021, HABECO đã kịp thời có những giải pháp thích ứng trong công tác bán hàng, phát triển thị trường như chuyển ngân sách từ kênh nhà hàng sang kênh phân phối truyền thống để thúc đẩy tiêu dùng tại nhà.
Đó là đẩy mạnh tiêu thụ trên các kênh phân phối hiện đại để thích ứng với tình hình mới như kênh siêu thị và thương mại điện tử E-commerce (Tiki, Shopee, Lazada…), bắt kịp xu thế tiêu dùng hiện đại, cũng như đẩy mạnh công tác truyền thông, nhận diện thương hiệu, dễ dàng tiếp cận đến đối tượng khách hàng mục tiêu.
Thực tế, kênh thương mại điện tử của Habeco mới kích hoạt từ tháng 12/2021 nhưng đã nhanh chóng nằm trong top 5 thương hiệu ngành hàng FMCG, top 5 thương hiệu ngành hàng đồ uống của Việt Nam cho thấy tín hiệu rất tích cực đối với hình thức phân phối này.
Năm 2022: giành giật thị trường quyết liệt
Dưới ảnh hưởng của đại dịch Covid, khủng hoảng năng lượng ở châu Âu, chiến tranh Nga - Ucraine…, dự kiến năm 2022 sẽ tiếp tục là năm khó khăn đối với các doanh nghiệp. Chuỗi cung ứng đứt gãy, giá vật tư nguyên liệu đầu vào biến động tăng liên tục ở mức cao trong 3 tháng đầu năm, đặc biệt là xăng dầu (tăng gần 50%), malt (tăng 50%), vỏ lon (tăng 30 - 40%), hộp giấy (tăng 15%), nắp chai (tăng 35%), chi phí vận chuyển (tăng 15%), giá các vật tư nguyên liệu khác cũng tăng từ 15-20% và dự báo sẽ tiếp tục tăng cao nữa….
Nguồn cung nguyên liệu khan hiếm, việc nhập vật tư nguyên liệu chính để sản xuất có nguy cơ chậm tiến độ vì đối tác nước ngoài không bố trí được phương tiện vận chuyển đã đặt ra gánh nặng chi phí cho các nhà sản xuất.
Trong khi đó, dịch bệnh Covid diễn ra trong 2 năm qua đã ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người lao động, làm cho nhu cầu tiêu dùng suy giảm. Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề nhưng các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đồ uống có cồn không được hưởng một số chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế chung như các ngành sản xuất hàng tiêu dùng khác.
Trong điều kiện chi phí đầu vào tăng nhanh, sức mua yếu, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đã đánh giá ngay cả đối với những doanh nghiệp có tiềm lực và quy mô lớn cũng sẽ phải mất nhiều năm để có thể quay trở lại mức phát triển như trước đại dịch.
Trong quý I/2022, mặc dù các biện pháp hạn chế dịch bệnh đã từng bước được gỡ bỏ nhưng với tình hình số ca lây nhiễm tăng lên nhanh chóng tại các địa phương trên cả nước, người dân vẫn hạn chế ăn uống tại nhà hàng và đi du lịch, tránh tụ tập đông người.
Mặc dù đã triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy tiêu thụ nhưng sản lượng sản xuất, tiêu thụ quý 1/2022 của Habeco chỉ đạt khoảng 90% so với cùng kỳ.
Năm 2022, các nhãn hàng bia đều tập trung đẩy mạnh công tác hỗ trợ, khuyến mại, thúc đẩy bán hàng để giành giật thị trường sau thời gian dài của năm 2021 bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid.
Ngay từ đầu năm 2022, các đối thủ chính của HABECO là SABECO và HEINEKEN đã triển khai mạnh mẽ các hoạt động truyền thông thương hiệu, xúc tiến bán hàng rộng khắp trên toàn quốc và tại tất cả các phân khúc sản phẩm, trong đó, đặc biệt các hãng đều chú trọng vào các chương trình thúc đẩy bán hàng đối với các sản phẩm phổ thông- phân khúc thị trường chính của HABECO.
Ngay sau mùa kinh doanh tết, các hãng tiếp tục triển khai một loạt các chương trình, hoạt động xúc tiến bán hàng cho người tiêu dùng, dự báo Habeco sẽ tiếp tục chịu rất nhiều sức ép từ các đối thủ cạnh tranh.
Trước các thách thức này, năm 2022, HABECO đặt mục tiêu chiến lược là củng cố, bảo vệ thị trường miền Bắc; tăng trưởng nhanh tại Bắc Trung bộ; từng bước xây dựng nền tảng để phát triển Habeco tại thị trường miền Nam.
Trong các bước triển khai, HABECO cũng tiến hành cải tiến bao bì, mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị hiếu và tăng tính cạnh tranh trên thị trường; tái định vị giá của các sản phẩm của HABECO.
Đồng thời công tác truyền thông thương hiệu sẽ lấy nền tảng digital làm trọng tâm; triển khai các chương trình khuyến mại đối với người tiêu dùng phù hợp với bối cảnh mới.
Để đạt được các chỉ tiêu này, một số giải pháp đã được đưa ra như nâng cao hiệu quả của hoạt động bán hàng trên các thị trường truyền thống, mở rộng độ phủ và gia tăng tỷ trọng hàng hóa của Habeco trên các kênh, tiếp tục phát triển kênh Thương mại điện tử.
Đồng thời xây dựng các chương trình hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối, đảm bảo lợi nhuận cho khách hàng các cấp. Quảng bá thương hiệu, tăng cường nhận diện thương hiệu và tương tác với khách hàng theo nội dung phù hợp với từng nhóm khách hàng mục tiêu. Hoàn thành và đưa vào khai thác các trung tâm giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại Việt trì – Phú thọ, Đông Hà - Quảng trị.
Công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và nâng cấp bao bì nhãn mác để tăng cường năng lực cạnh tranh của các sản phẩm Habeco trên thị trường cũng được chú trọng. Nghiên cứu phát triển thêm các dòng sản phẩm mới: Diet Beer, Brown Ale, Highball, bia hương hoa quả....
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm chính là 6.605,2 tỷ đồng; tổng lợi nhuận trước thuế là 274,98 tỷ đồng; tổng lợi nhuận sau thuế là 220,8 tỷ đồng; nộp ngân sách là 1.735,2 tỷ đồng và cổ tức 6%
-
Đàm phán cam kết về hải quan, tạo thuận lợi thương mại trong các FTA -
Yêu cầu bắt buộc về chuyển đổi xanh, xuất khẩu xanh -
Công ty Thủy điện Sông Tranh về đích kế hoạch năm 2024 trước 31 ngày -
Khởi công, đóng điện hàng loạt dự án 110 kV tại miền Trung - Tây Nguyên -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 4/12/2024 -
Lũy kế 11 tháng năm 2024, doanh thu toàn TKV đạt 150.157 tỷ đồng -
Người lao động EVNGENCO1 không ngừng học hỏi, nghiên cứu, sáng tạo
- Lợi nhuận hấp dẫn, giới đầu tư "săn" căn hộ cho thuê
- Vietnam Airlines mời chào giá Gói dịch vụ Sửa chữa và đại tu động cơ phụ APU 131-9A
- Agribank thông báo thời gian giao dịch ngoài giờ hành chính cập nhật thông tin sinh trắc học và giấy tờ tùy thân
- Chung tay chăm sóc trẻ em vùng cao cùng mỹ phẩm Cocoon và UNESCO-CEP
- Bà Rịa - Vũng Tàu tinh gọn để phát triển
- Giọng hát hay Hà Nội, sức hút của một biểu tượng âm nhạc Thủ đô