-
Kinh doanh và Phát triển Bình Dương chậm trả lãi trái phiếu mệnh giá 700 tỷ đồng -
Doanh thu 8 tháng năm 2024 của PV Power đi ngang, đạt hơn 19.900 tỷ đồng -
Lãi mỏng, DIC Corp tăng vay nợ để đầu tư -
Sabeco sắp nâng công suất lên 3,01 tỷ lít bia/năm sau thương vụ M&A Sabibeco Group -
Điểm báo động khi khối ngoại “tháo chạy” khỏi Hoa Sen -
Lấn sân sang bất động sản, Becamex BCE chưa gặp thời
Theo đó, Thế giới Di động dự kiến tăng vốn điều lệ tại Công ty cổ phần Công nghệ và Đầu tư Bách Hóa Xanh thêm 13.890 tỷ đồng, tương ứng mua thêm 1.389 triệu cổ phiếu với mục đích phục vụ kế hoạch kinh doanh và dự kiến triển khai trong tháng 5/2022.
Thêm nữa, công ty cũng thông qua việc chuyển nhượng 100% cổ phần của Công ty cổ phần Thương mại Bách Hóa Xanh (đơn vị sở hữu chuỗi Bách Hóa Xanh) mà Công ty sở hữu cho Công ty cổ phần Công nghệ và Đầu tư Bách Hóa Xanh, tương ứng 1.279,5 triệu cổ phiếu với giá chuyển nhượng 12.825,3 tỷ đồng và triển khai trong tháng 5 và tháng 6/2022.
Như vậy, nếu giao dịch thành công, Thế giới Di động sẽ không sở hữu trực tiếp Công ty cổ phần Thương mại Bách Hóa Xanh mà sở hữu gián tiếp qua Công ty cổ phần Công nghệ và Đầu tư Bách Hóa Xanh.
Trước đó, vào giữa tháng 4, HĐQT của Thế giới Di động đã thông qua việc thành lập công ty con là Công ty cổ phần Công nghệ và Đầu tư Bách Hóa Xanh với vốn điều lệ 10 tỷ đồng. Công ty con này sẽ đặt trụ sở chính tại 128 Trần Quang Khải, phường Tân Định, quận 1, TP HCM.
Như vậy, CTCP Công nghệ và Đầu tư Bách Hoá Xanh sẽ là công ty mẹ của chuỗi Bách Hoá Xanh.
Trong Đại hội cổ đông năm 2022, CTCP Công nghệ và Đầu tư Bách Hoá Xanh dự kiến sẽ phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư với tỷ lệ chào bán tối đa là 20%. Người mua là những đối tác, nhà đầu tư trong nước, trong khu vực hoặc trên thế giới (ngoại trừ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp tại Việt Nam). Thời gian hoàn tất giao dịch dự kiến là trong năm 2022 – 2023.
Mục đích của đợt phát hành riêng lẻ cổ phần tại Bách Hoá Xanh nhằm đầu tư tăng vốn cho chuỗi này để tập trung cho trung tâm phân phối, tài sản cố định, công nghệ, đầu tư kênh bán hàng online và và mở rộng chuỗi ra toàn quốc.
Quý I/2022, Thế giới Di động ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 3.383,6 tỷ đồng, kỷ lục từ khi niêm yết
Theo đó, trong quý I/2022, Thế giới Di động ghi nhận doanh thu đạt 36.466,7 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.445,2 tỷ đồng, lần lượt tăng 18,3% và 8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 22,8% về còn 22,3%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 15,7% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 1.099,4 tỷ đồng lên 8.124,3 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 23,1%, tương ứng tăng thêm 66,6 tỷ đồng lên 354,9 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 35%, tương ứng tăng thêm 53,5 tỷ đồng lên 206,3 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 17,7%, tương ứng tăng thêm 941,9 tỷ đồng lên 6.275,4 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Như vậy, lợi nhuận sau thuế tăng chậm hơn tốc độ tăng của lợi nhuận gộp chủ yếu do chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có dấu hiệu tăng mạnh.
Trong năm 2022, Thế giới Di động đặt kế hoạch doanh thu 140.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 6.350 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc quý đầu năm, Công ty mới hoàn thành được 22,8% kế hoạch lợi nhuận năm.
Điểm đáng lưu ý, dòng tiền kinh doanh chính của công ty tiếp tục âm. Cụ thể, trong quý I/2022, dòng tiền kinh doanh chính âm 3.383,6 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 1.625 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư dương 2.438,6 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 61,1 tỷ đồng.
Cổ phiếu MWG niêm yết trên sàn HOSE từ năm 2014 tới nay. Tính từ khi niêm yết tới nay, chưa năm nào dòng tiền kinh doanh chính âm kỷ lục như quý đầu năm 2022. Trước đó, dòng tiền kinh doanh chính âm kỷ lục là năm 2019 với giá trị âm 1.286 tỷ đồng.
Nguyên nhân dòng tiền âm chủ yếu do Công ty tăng tồn kho và giảm khoản phải trả trong kỳ.
Cụ thể, tính tới 31/3/2022, tồn kho tăng 11,7% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 3.420,7 tỷ đồng lên 32.587,9 tỷ đồng; phải trả người bán ngắn hạn giảm 12,1% so với đầu năm, tương ứng giảm 1.471,6 tỷ đồng về 10.708,2 tỷ đồng và đây chính là hai khoản mục biến động dẫn tới dòng tiền âm kỷ lục từ khi niêm yết tới nay.
Tính tới 31/3/2022, tổng tài sản của Thế giới Di động giảm 1% so với đầu năm về 62.370,6 tỷ đồng. Trong đó, tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 52,2% tổng tài sản; tài sản cố định đạt 9.577,5 tỷ đồng, chiếm 15,4% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 2.669,3 tỷ đồng, chiếm 4,3% tổng tài sản và các tài sản khác.
Ngoài ra, tính tới cuối quý I/2022, tổng nợ vay ngắn hạn của Thế giới Di động là 24.485,6 tỷ đồng, chiếm tới 39,3% tổng nguồn vốn.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 24/5, cổ phiếu MWG tăng 2.200 đồng lên 133.000 đồng/cổ phiếu.
-
Thiên Nam lên tiếng cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch trên sàn HoSE -
Becamex IJC sắp trả tổng cộng hơn 264,4 tỷ đồng cổ tức năm 2023 cho cổ đông -
PVTrans đăng ký mua 11,9 triệu cổ phiếu PDV để đầu tư dài hạn -
Kinh doanh và Phát triển Bình Dương chậm trả lãi trái phiếu mệnh giá 700 tỷ đồng -
VDSC ước tính lợi nhuận quý IV của Hoa Sen giảm 69%, về 136 tỷ đồng -
Doanh thu 8 tháng năm 2024 của PV Power đi ngang, đạt hơn 19.900 tỷ đồng -
Lãi mỏng, DIC Corp tăng vay nợ để đầu tư
- Carlsberg Việt Nam ủng hộ hơn 1,1 tỷ đồng hỗ trợ vùng ảnh hưởng do bão Yagi gây ra
- Hành trình thúc đẩy đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI) tại Suntory PepsiCo Việt Nam
- Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ một ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Các quỹ phòng hộ lạc quan về Microsoft Corporation
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024