-
Vietjet công bố báo cáo kiểm toán 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng mạnh -
Doanh nghiệp xuất khẩu đĩa giấy sang Mỹ chịu thuế CBPG tạm thời lên tới 159,79% -
Chủ tịch An Phát Holdings từ nhiệm; VNG có quyền tân Tổng giám đốc; Chủ tịch HĐQT ACV ra mắt -
Đẩy mạnh vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong khu vực ASEAN -
KN Holdings đẩy mạnh quảng bá lĩnh vực golf và dịch vụ tại ITE HCMC 2024 -
Tập đoàn An Phát Holdings thay đổi lãnh đạo cấp cao
Thế giới Di động giải thể công ty thứ ba trong năm
HĐQT CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (TGDĐ) đã thông qua quyết định giải thể công ty con là CTCP Thế Giới Số Trần Anh trong ngày 19/08. Trước đó, vào tháng 5/2024, các công ty con khác cùng chung số phận là Logistics Toàn Tín và 4K Farm.
TGDĐ đã thông qua quyết định giải thể công ty con là CTCP Thế Giới Số Trần Anh. |
TGDĐ cho biết việc giải thể nhằm tái cơ cấu công ty con để tối ưu vận hành.
Trần Anh là chuỗi siêu thị điện máy được TGDĐ thâu tóm chính thức từ đầu năm 2018. Vào thời điểm diễn ra cuộc sáp nhập, Trần Anh có quy mô doanh thu xấp xỉ 4 ngàn tỷ đồng/năm và là bước đệm quan trọng trong hành trình chiếm lĩnh thị phần tại khu vực Hà Nội và phía Bắc của TGDĐ.
Báo cáo tài chính TGDĐ ghi nhận khoản đầu tư trị giá gần 861 tỷ đồng, tương ứng hơn 99,3% cổ phần tại Trần Anh, tính đến cuối tháng 6/2024.
Trước Trần Anh, TGDĐ đã giải thể 2 công ty con khác là Logistics Toàn Tín (thành lập năm 2021) và 4K Farm (thành lập năm 2020).
Tại buổi họp mặt nhà đầu tư quý 1 năm nay, Chủ tịch TGDĐ, ông Nguyễn Đức Tài cho biết việc giải thể các công ty con không hiệu quả như Toàn Tín và 4K Farm nằm trong kế hoạch tái cấu trúc mà doanh nghiệp đang triển khai. Các lãnh đạo tại TGDĐ gọi tên kế hoạch chuyển đổi này là “giảm lượng - tăng chất”.
Ngoài việc đóng cửa các công ty không hiệu quả, lãnh đạo TGDĐ cũng mạnh tay đóng hàng trăm cửa hàng điện máy - điện thoại. Thị trường tiêu dùng sản phẩm công nghệ suy yếu và áp lực cạnh tranh gay gắt đã thúc đẩy ông lớn ngành bán lẻ phải thực thi chính sách tối ưu vận hành hà khắc nhất kể từ ngày trở thành doanh nghiệp niêm yết. Từ đầu năm 2023 đến cuối tháng 6/2024, 191 cửa hàng Điện máy Xanh và 144 cửa hàng Thế giới Di động đã bị đóng cửa.
BenThanh Tourist hoàn tất mua lại Khu Du Lịch Vinh Sang
Ngày 22/08, CTCP Dịch vụ Du lịch Bến Thành (BenThanh Tourist) đã hoàn tất việc đầu tư mua 100% cổ phần tại Công ty TNHH TM - DV - Du lịch Vinh Sang, nhưng chưa công bố giá trị thương vụ.
Đây là giao dịch nằm trong kế hoạch mua lại Khu Du Lịch Vinh Sang, nhằm tăng tính chủ động cho Chi nhánh BenThanh Tourist tại Vĩnh Long, đồng thời mang lại nguồn lợi lâu dài cho Công ty, căn cứ Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên 2024.
Theo đó, HĐQT BenThanh Tourist đã triển khai phương án mua lại 100% cổ phần Công ty TNHH TM - DV - Du lịch Vinh Sang (gọi tắt Công ty Vinh Sang) từ tháng 6/2024. Nguồn vốn lấy từ vốn tự có hoặc vốn vay.
Theo thông tin đăng ký doanh nghiệp, Công ty Vinh Sang được thành lập năm 2005, có trụ sở chính tại xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Vốn điều lệ Công ty là 11 tỷ đồng. Người đại diện theo pháp luật là ông Cao Văn Tùng (sinh năm 1973), Giám đốc Công ty Vinh Sang.
Khu Du Lịch Vinh Sang nằm ở đầu cù lao An Bình, xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. |
Khu Du Lịch Vinh Sang nằm ở đầu cù lao An Bình, dọc theo bờ sông Cổ Chiên, đối diện cầu Mỹ Thuận, thuộc tổ 14, ấp An Thuận, xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Với diện tích khoảng 2,2 ha, Vĩnh Sang là khu vườn thiên nhiên rộng lớn có hệ thống kênh rạch liên thông nhau với đa dạng các loại cây ăn trái, không gian đặc trưng của miệt vườn sông nước miền Tây Nam bộ.
Tại cuối quý II/2024, BenThanh Tourist đang sở hữu 6 đơn vị trực thuộc và 3 công ty liên doanh, liên kết gồm Công ty TNHH Du lịch Bến Thành Phú Xuân; Công ty TNHH Khách sạn bến Thành Đồng Khởi Boutique và Công ty TNHH Căn hộ cho thuê nhà Phong Lan.
Về tình hình kinh doanh, BCTC soát xét bán niên 2024 của BenThanh Tourist cho thấy lãi ròng giảm hơn 17% so với báo cáo tự lập, về dưới 13 tỷ đồng, gần như không đổi so với cùng kỳ năm 2023.
Công ty cho biết chênh lệch do điều chỉnh tăng chi phí dự phòng tài chính thêm 555 triệu đồng và ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành bán niên 2024 vào BCTC gần 2,2 tỷ đồng.
Năm 2024, Công ty đề ra mục tiêu xóa lỗ lũy kế. Khoản lỗ lũy kế tại ngày 30/06/2024 giảm còn hơn 17 tỷ đồng, so với số lỗ gần 30 tỷ đồng đầu năm, hệ quả thua lỗ giai đoạn 2020-2021 (do ảnh hưởng COVID-19).
Tập đoàn Hapaco lên kế hoạch đầu tư vào Bệnh viện quốc tế Green
Ngày 20/08, HĐQT CTCP Tập đoàn Hapaco ra Nghị quyết góp thêm vốn vào CTCP Bệnh viện quốc tế Green, tương ứng 35.31% vốn của bệnh viện này, giá trị thương vụ không dưới 423,8 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, Hapaco sẽ góp thêm 32.33% vốn (19,4 triệu cổ phần), còn lại 2,98% vốn (1.79 triệu cổ phần) được góp bởi công ty con của Hapaco là CTCP Giấy Hải Phòng.
Tập đoàn Hapaco sẽ góp thêm vốn vào CTCP Bệnh viện quốc tế Green. |
Giá trị cụ thể của thương vụ chưa được công bố nhưng theo thông tin trên Nghị quyết, giá mỗi cổ phần sẽ không thấp hơn 20.000 đồng, tương ứng giá trị không thấp hơn 423,8 tỷ đồng.
HĐQT thống nhất ủy quyền cho ông Vũ Xuân Thủy, Phó tổng giám đốc phụ trách, triển khai các thủ tục cần thiết cho việc góp thêm vốn theo Nghị quyết, Điều lệ Công ty và phù hợp với quy định của pháp luật. HĐQT, Ban Tổng Giám đốc, Phòng Kế toán, Kiểm soát nội bộ và các phòng, ban, đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết.
Theo dữ liệu tính đến ngày 30/06/2024, Hapaco đang ghi nhận Bệnh viện quốc tế Green là công ty liên kết, với tỷ lệ góp vốn 49,5%, giá gốc hơn 443,5 tỷ đồng. Nếu thương vụ trên diễn ra thành công, HAP sẽ biến Bệnh viện quốc tế Green thành công ty con, tỷ lệ sở hữu được nâng lên 84,8% vốn.
Thực tế, HAP chính là đơn vị gắn liền với Bệnh viện quốc tế Green từ những ngày đầu hoạt động vào năm 2014 và cũng từng nâng rồi hạ tỷ lệ sở hữu tại Bệnh viện.
Cụ thể, HAP đưa dự án Bệnh viện quốc tế Green vào hoạt động từ ngày 10/10/2014, với tổng vốn đầu tư 447 tỷ đồng. Đây cũng là công trình chào mừng 85 năm thành lập Công đoàn Việt Nam. Đến năm 2016, Bệnh viện được Sở Y tế thẩm định cấp phép hoạt động bổ sung 2 chuyên khoa nội tổng hợp, phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và ký kết hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với BHXH TP. Hải Phòng.
Ngày 23/03/2022, HĐQT HAP thông qua Nghị quyết góp thêm vốn vào Bệnh viện. Nhưng đến tháng 12/2022, HAP thoái vốn tại bênh viện này và chỉ giữ lại 49,5% như hiện tại.
Những năm gần đây, HAP đang xúc tiến một dự án bệnh viên khác, cụ thể là tham gia đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Green tại tỉnh Hải Dương. Dự án có quy mô 300 giường, tổng mức đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng và đang chờ tỉnh thống nhất việc bồi thường giải phóng mặt bằng.
Công ty của ông Johnathan Hạnh Nguyễn mua hơn 10% cổ phần ở Nasco
Công ty TNHH Thời trang và Mỹ phẩm Âu Châu (ACFC), thành viên của tập đoàn IPPG Việt Nam do ông Johnathan Hạnh Nguyễn đứng đầu, vừa trở thành cổ đông lớn của CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài. Thương vụ này đánh dấu bước tiến mới của "vua hàng hiệu" trong lĩnh vực dịch vụ hàng không.
Cơ cấu cổ đông lớn của Nasco hiện gồm Vietnam Airlines (nắm giữ 51% vốn), ACFC (10,38%) và Taseco Group (6%). |
Theo thông tin giao dịch, ACFC đã mua thỏa thuận 900,376 cổ phiếu của Nasco vào ngày 18/7, tương đương 10,38% cổ phần Công ty. Đáng chú ý, cùng ngày, ông Đỗ Hữu Nghĩa, cổ đông lớn thứ hai của Nasco - bán ra lượng cổ phiếu tương đương. Điều này cho thấy ACFC có thể đã mua lại cổ phần từ ông Nghĩa.
Dữ liệu VietstockFinance cho thấy công ty của ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã chi 24,76 tỷ đồng cho thương vụ, tương đương gần 27.500 đồng/cổ phiếu, cao hơn nhiều so với mức giá đóng cửa 24,000 đồng/cổ phiếu trong phiên 23/7.
Sau thương vụ, cơ cấu cổ đông lớn của Nasco hiện gồm Vietnam Airlines (nắm giữ 51% vốn), ACFC (10,38%) và Taseco Group (6%).
Đây không phải là lần đầu tiên, công ty của ông Johnathan Hạnh Nguyễn đầu tư vào ngành dịch vụ hàng không. Trước đó, ACFC đã sở hữu 15,29% cổ phần tại Sasco - một công ty dịch vụ hàng không hoạt động chủ yếu tại sân bay Tân Sơn Nhất. Hiện tại, ông Hạnh Nguyễn cũng đang giữ vị trí Chủ tịch Sasco.
Nasco, doanh nghiệp mà ACFC vừa đầu tư, chuyên cung cấp các dịch vụ hàng không tại sân bay Nội Bài như vận tải hành khách, dịch vụ mặt đất và vận chuyển hàng hóa. Sau giai đoạn khó khăn do đại dịch COVID-19, Nasco đang dần hồi phục. Năm 2023, Công ty ghi nhận lợi nhuận ròng hơn 12,5 tỷ đồng, gấp nhiều lần năm trước đó.
Vinamilk, Vietjet, Petrolimex… cùng có tên trong danh sách doanh nghiệp top đầu
Tạp chí Forbes Việt Nam vừa vinh danh và trao giải cho 50 công ty niêm yết tốt nhất 2024 với sự xuất hiện những doanh nghiệp hàng đầu trong các lĩnh vực, đại diện tiêu biểu cho các ngành nghề kinh doanh và cũng là những tên tuổi đã niêm yết nhiều năm trên sàn chứng khoán như Vinamilk, Vietjet, Petrolimex…
Vietjet là doanh nghiệp xếp thứ 5 về doanh thu với 58.300 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ 2022. |
Dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh kiểm toán năm 2023, đại diện cho ngành hàng không, Vietjet là doanh nghiệp xếp thứ 5 về doanh thu với 58,300 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ 2022.
Top 50 công ty niêm yết tốt nhất của Forbes Việt Nam được bình chọn dựa trên quy trình đánh giá nghiêm ngặt, từ việc sơ loại theo các tiêu chí tài chính cơ bản đến chấm điểm dựa trên các yếu tố tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, tỷ lệ ROE, ROC và tăng trưởng EPS giai đoạn 2019-2023. Ngoài ra, Forbes cũng cân nhắc kỹ lưỡng về vị thế trong ngành, chất lượng quản trị và triển vọng phát triển của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đối diện nhiều thách thức, sáu tháng đầu năm 2024, Vietjet tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh vượt trội với tổng doanh thu đạt 34.016 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2023, trong khi lợi nhuận trước thuế đạt 1.311 tỷ đồng, tăng 433% so với cùng kỳ, vượt 21% so với kế hoạch lợi nhuận của cả năm 2024. Vietjet cũng được xếp hạng tín nhiệm VnBBB-, thuộc nhóm cao nhất trong các doanh nghiệp Việt Nam.
Hùng Vương Plaza chính thức về tay KIDO
CTCP Tập đoàn KIDO đã hoàn tất giao dịch mua 58,5% cổ phần tại CTCP Hùng Vương, đơn vị sở hữu Hùng Vương Plaza.
Đây là giao dịch nằm trong kế hoạch nâng tỷ lệ sở hữu theo từng giai đoạn để KIDO chiếm đến 77% cổ phần tại Hùng Vương, theo Nghị quyết được HĐQT KIDO thông qua hồi giữa tháng 7 mới đây.
CTCP Tập đoàn KIDO đã mua 58,5% cổ phần tại CTCP Hùng Vương, đơn vị sở hữu Hùng Vương Plaza. |
Hùng Vương là đơn vị sở hữu tòa nhà trung tâm thương mại nổi tiếng - đến trước năm 2023 được vận hành bởi Parkson - địa chỉ tại số 126 Hồng Bàng, Quận 5, TP.HCM. CTCP Hùng Vương thành lập năm 2004, hiện do ông Lê Văn Quang (sinh năm 1997) làm Tổng Giám đốc.
Tình hình kinh doanh ảm đạm đã khiến Công ty TNHH Parkson Việt Nam - đơn vị được sở hữu 100% bởi Parkson Retail Asia - phải đệ đơn lên tòa án tại TP.HCM để làm thủ tục phá sản tự nguyện vào ngày 28/04/2023.
Sau khi Parkson rời đi, trung tâm thương mại này được phía KIDO tiếp quản rồi tiến hành cải tạo, ra mắt trở lại với tên thương mại mới là Hùng Vương Plaza - khai trương từ ngày 12/10/2023.
-
Vietjet công bố báo cáo kiểm toán 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng mạnh -
Việt Nam xuất khẩu nước trái cây sang Pakistan -
Doanh nghiệp xuất khẩu đĩa giấy sang Mỹ chịu thuế CBPG tạm thời lên tới 159,79% -
Chủ tịch An Phát Holdings từ nhiệm; VNG có quyền tân Tổng giám đốc; Chủ tịch HĐQT ACV ra mắt
-
Biwase được cấp thêm gần 16.000 tỷ đồng nguồn vốn giá rẻ để phát triển nguồn nước sạch -
Đẩy mạnh vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong khu vực ASEAN -
6 thương hiệu chủ chốt của Vingroup được vinh danh trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2024 -
PV Power dự định làm 1.000 trạm sạc xe điện đến năm 2035 -
KN Holdings đẩy mạnh quảng bá lĩnh vực golf và dịch vụ tại ITE HCMC 2024 -
Tập đoàn An Phát Holdings thay đổi lãnh đạo cấp cao -
Tín hiệu tích cực về phục hồi của thương mại hàng hóa toàn cầu
-
1 Đề xuất quy hoạch sân bay Phú Quốc có công suất lên tới 18 triệu hành khách/năm -
2 Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Chính phủ đã đồng ý nâng mức giảm lãi suất cho vay với người mua nhà -
3 Bộ Công thương lý giải việc điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII -
4 Hơn 1 triệu tỷ đồng chờ bơm ra nền kinh tế: Kích tiêu dùng để đẩy tín dụng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/9
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village
- CME Solar Investment và Vista Global - Samsung C&T hợp tác phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam
- Phùng Quốc Đức - CEO XHOME Sài Gòn: Khi con người là nền tảng để tăng trưởng