-
Chi gần 470 triệu USD nhập khẩu thịt từ Ấn Độ -
Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Xương sống cho sự phát triển chuỗi cung ứng tại Việt Nam -
Dồn lực cho chặng đua nước rút đầu tư công -
Bạc Liêu: Tăng tốc về đích hoàn thành kế hoạch năm 2024 -
Đề xuất lập Hội đồng thẩm định điều chỉnh Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành -
Doanh nghiệp TP.HCM và miền Trung xúc tiến hợp tác đầu tư, thương mại
Sau 12 tháng kể từ thời điểm kết thúc tiến độ tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, hoặc văn bản chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh mà nhà đầu tư vẫn không thực hiện, cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt dự án hoặc 1 phần dự án.
Các điều kiện ngừng dự án, chấm dứt dự án đang được làm rõ để đảm bảo tính khả thi, thực tiễn. |
Đây là nội dung mới, được cơ quan soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. Đề xuất bổ sung vào Điều 48 Luật Đầu tư về chấm dứt dự án.
Nghĩa là, nếu dự án chỉ vi phạm về tiến độ so với cam kết tại các văn bản trước đó, thì nhà đầu tư sẽ không bị yêu cầu ngưng dự án ngay mà sẽ có thêm 12 tháng để thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo đúng yêu cầu.
Ông Đặng Xuân Quang, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đại diện Ban soạn thảo cho biết, lần sửa đổi này sẽ làm rõ, dự án chậm tiến độ - sẽ xử lý theo 1 luồng, và dự án không thể triển khai, sẽ phải chấm dứt theo 1 luồng khác.
“Mục tiêu là thúc ép các dự án chậm tiến độ, chứ không làm khó. Khi đã có thời gian ân hạn mà doanh nghiệp không thực hiện thì sẽ phải chấm dứt”, ông Quang làm rõ. Vì mục tiêu làm rõ các điều kiện ngừng hay chấm dứt dự án sẽ giúp giải quyết tình trạng nhiều dự án không triển khai thực hiện trong nhiều năm, giải phóng nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội…
Thực tế, trong quá trình rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 và trong khuôn khổ Tổ công tác đặc biệt về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với dự án đầu tư theo Quyết định số 1242/QĐ-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, nhiều địa phương, trong đó có Cao Bằng, Bắc Giang, Hưng Yên, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, Trà Vinh… đã phát hiện yêu cầu, điều kiện để chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư liên quan đến tiến độ thực hiện chưa rõ ràng, đầy đủ, thậm chí một số trường hợp chưa thực sự phù hợp.
Cụ thể, theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 48 và khoản 2 Điều 47 Luật Đầu tư thì cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt hoạt động trong trường hợp nhà đầu tư không thực hiện đúng nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng tiếp tục vi phạm mà không có khả năng khắc phục điều kiện ngừng hoạt động.
Vấn đề là, nếu lý do bị ngừng hoạt động là tiến độ thực hiện dự án, việc ngừng hoạt động trong trường hợp này sẽ làm chậm thêm tiến độ thực hiện dự án, không giải quyết được mục tiêu/điều kiện cần khắc phục trong trường hợp dự án đã bị chậm tiến độ.
Hệ quả là nhà đầu tư không có cơ hội khắc phục điều kiện ngừng hoạt động, cơ quan quản lý nhà nước cũng không có cơ sở để xem xét thái độ của nhà đầu tư trước khi quyết định chấm dứt hoạt động đối với dự án đầu tư, bởi lẽ việc khắc phục hậu quả chỉ khả thi nếu dự án được tiếp tục triển khai.
Hơn thế, Điều 48 Luật Đầu tư dù có quy định về việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư, trong đó bao gồm việc chấm dứt hoạt động liên quan đến tiến độ thực hiện. Cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt hoạt động trong trường hợp dự án bị thu hồi đất do không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.
Tuy nhiên, quy định này liên quan đến các dự án đã được giao đất, cho thuê đất, nhưng không áp dụng để chấm dứt hoạt động đối với các dự án chậm tiến độ nhiều năm do nhà đầu tư chưa triển khai thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất hoặc không phối hợp trong việc thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng để hoàn thành thủ tục đất đai, dẫn đến tình trạng “dự án treo”, dự án chậm tiến độ nhiều năm so với tiến độ tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư…
Tuy nhiên, vẫn đang còn một số vấn đề chưa rõ. Theo đại diện Ban quản lý Khu công nghiệp Lào Cai, thời gian ân hạn 12 tháng này được tính theo tiến độ dự án chung hay là theo tiến độ từng giai đoạn.
Đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên đề nghị việc chấm dứt các dự án đang thực hiện dở dang cũng cần có quy trình thủ tục xử lý, đảm bảo giải quyết dứt điểm dự án chậm tiến độ, không thể thực hiện, mới đảm bảo điều kiện mời gọi các dự án thay thế...
-
Việt Nam vẫn là điểm thu hút lớn với dòng vốn FDI -
Các đại dự án giao thông “ăn đong” từng mét mặt bằng -
Thực hiện giải phóng mặt bằng giai đoạn tiếp theo dự án Khu bến cảng Mỹ Thuỷ -
Quảng Nam kiến nghị Thanh tra Chính phủ sớm công bố kết luận thanh tra -
Thái Bình: Trao 3 giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và động thổ 2 dự án lớn -
Trình lại dự án nâng đời cao tốc Cam Lộ - La Sơn trị giá 6.488 tỷ đồng -
Vinaconex 25 đề xuất nghiên cứu đầu tư Cụm công nghiệp Tây Điện Bàn
-
1 Góc nhìn TTCK tuần 14-18/10: VN-Index có thể tiếp tục dao động trong biên độ hẹp tại 1.260-1.300 điểm -
2 Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
3 Các đại dự án giao thông “ăn đong” từng mét mặt bằng -
4 Chung cư liên tục được hỏi mua, đất nền được gom để xây sân pickleball -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/10
- Sacombank Golf Championship 2024 nhân ngày Doanh nhân Việt Nam
- Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất' Vinamilk
- Đất Xanh Miền Bắc hợp tác với Tập đoàn TTP tại dự án Green Dragon City
- Giá trị thương hiệu FPT đạt xấp xỉ mốc 1 tỷ USD
- Family Medical Practice sẽ chính thức triển khai kỹ thuật chụp nhũ ảnh 3D kết hợp trí thông minh nhân tạo
- Bee Logistics được vinh danh ở hạng mục PIS tại ASEAN Business Awards 2024